Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phóng vệ tinh Pháp-Mỹ để giải mã các hiện tượng thời tiết cực đoan

Climat falcon

Tại sân bay vũ trụ Vandenberg Air Force Base, nơi chuẩn bị phóng vệ tinh Jason 3.
Ảnh : NASA

Tập đoàn không gian Space X Hoa Kỳ chuẩn bị một phóng vệ tinh do Pháp, Châu Âu và Mỹ hợp tác, để nghiên cứu về các tương tác giữa khí hậu bị hâm nóng với các hiện tượng thời tiết cực đoan, thông qua biến đổi trên bề mặt đại dương.

Theo người phụ trách chương trình này, thuộc NOAA (Cơ quan đại dương và khí quyển Mỹ), « nhiệm vụ số một của Jason 3 là nghiên cứu vận chuyển của đại dương và mực nước biển ».

Ông Laury Miller, phụ trách khoa học của vệ tinh Jason, thuộc NOAA, giải thích với báo giới, « mực nước biển dâng cao là biểu hiện rõ ràng nhất của việc khí hậu bị hâm nóng », nghiên cứu hiện tượng này cho phép « dự báo được các cơn bão nhiệt đới, sự tái xuất hiện của các dòng chảy nóng của El Nino trên Thái Bình Dương, và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khác ».

 Theo ông, « hơn 90% năng lượng bị kẹt lại trên bề mặt trái đất tập trung vào các đại dương, và đây có thể là nguyên nhân chủ yếu nhất của biến đổi khí hậu ».
Tên lửa đẩy Flacon 9 dự kiến sẽ được phóng vào 18 giờ 42 phút, giờ quốc tế hôm nay, 17/01/2016, tại sân bay vũ trụ Vanderberg, California.

Vệ tinh Jason 3, do công ty Pháp Thales Alenia Space phụ trách chế tạo, được Falcon đưa lên quĩ đạo có khả năng đo lường các chỉ số đại dương như : mức nước biển, cường độ gió, đô cao của sóng, hướng đi của các dòng nước biển, với độ chính xác rất cao.

Vệ tinh Jason 3 sẽ hoạt động cách trái đất hơn 1.300 km, cho phép đo được mực nước biển với độ chính xác với sai số dưới 4 cm.

So với hai vệ tinh trước cũng do Pháp chế tạo, Jason 3 có thể đo được tốc độ gió và sức mạnh của các dòng nước biển tại khu vực cách bờ chỉ khoảng 1 km, so với 10 km trước đó.

Điều này cho phép cải thiện trực tiếp các hoạt động cứu nạn, tìm kiếm, cũng như cải thiện khả năng dự báo thời tiết.
Các dữ liệu cho vệ tinh nói trên cũng có ích cho việc đánh bắt hải sản, hoạt động hàng hải, và các nghiên cứu về tác động của hoạt động con người đến các đại dương nói chung.

Jason 3 là kết quả hợp tác giữa CNES (Trung tâm nghiên cứu không gian quốc gia Pháp), EUMETSAT (Tổ chức khai thác các vệ tinh dự báo khí tượng Châu Âu), NASA (Cơ quan hàng không và không gian Hoa Kỳ) và NOAA (Cơ quan đại dương và khí quyển Mỹ).
Giá thành lắp đặt vệ tinh Jason 3, toàn bộ quá trình khai thác trong 5 năm và chi phí cho việc đưa lên quĩ đạo tốn kém khoảng 180 triệu đô la.

Tầng một của tên lửa đẩy Falcon 9 trong lần phóng này dự kiến sẽ quay trở được về Trái đất.
Trong lần phóng thử trước đó, ngày 22/12/2015, công ty của nhà tỷ phú Mỹ gốc Nam Phi Elon Musk lần đầu tiên thành công trong việc đưa tầng một của Falcon 9 hạ cánh, 11 phút sau khi phóng.


Switch mode views: