Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc hồi hương công nhân bị kẹt ở Irak

irak raffinerie baiji



Khói bốc lên từ một nhà máy lọc dầu ở Baiji, bắc Bagdad, 19/06/2014.
REUTERS/Stringer


Truyền thông Trung Quốc vào hôm nay 27/06/2014 đã loan tin khoảng 50 công nhân tập đoàn Trung Quốc CMEC, đang xây dựng nhà máy điện ở Irak, được đưa về nước.
 

Bị kẹt trong cuộc giao tranh giữa quân đội Irak và phiến quân ở vùng phía bắc Bagdad, hơn 1000 nhân công Trung Quốc khác đợi được di tản từ 2 tuần nay.

Sau nhiều lần thất bại trong những ngày qua, cuối cùng một nhóm nhỏ đã được trực thăng bốc đi và được đưa đến Bagdad vào tối thứ Tư, để sau đó lên đường về Thượng Hải.

Trung Quốc có hơn 10.000 công nhân viên làm việc tại nhiều khu công nghiệp ở Irak.

Theo thông tín viên RFI tại Trung Quốc, Heike Schmidt, chính quyền Bắc Kinh đang ra sức trấn an về số phận người lao đông của họ tại Irak, đặc biệt là về nhân viên tập đoàn CMEC :

« Khoảng 50 công nhân viên tập đoàn CMEC đã được di tản, nhưng hơn 1200 người vẫn con bị kẹt gần thành phố Samarra, phía bắc Bagdad. Gia đình của họ sống trong lo âu, e ngại họ thiếu lương thực cũng như nước uống.
Chính phủ và báo chí Trung Quốc trấn an là trong 3 ngày nữa, tất cả những người còn lại sẽ được đưa bằng xe ca đến Bagdad.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích là Đại sứ quán Trung Quốc tại Bagdad làm việc chặt chẽ với chính phủ và quân đội Irak để đánh giá tình hình và đảm bảo sao cho cuộc di tản được nhanh chóng và trật tự.

 Theo nhân vật này, chính phủ rất quan tâm đến an toàn của người Trung Quốc và các công ty Trung Quốc ở Irak.
Trung Quốc có thể mất mát nhiều ở Irak : Các tập đoàn dầu hỏa đã đầu tư vào đấy hàng tỷ đô la.

 Trung Quốc là nước đầu tư ồ ạt nhất vào Irak và cũng là khách hàng hàng đầu của Bagdad : Irak xuất 50% dầu hỏa sang Trung Quốc. »
Về tình hình chiến sự tại chỗ, quân đội Irak cố gắng chiếm lại những vùng bị mất trong tay phiến quân Sunni ; từ tối qua họ tấn công vào thành phố Tikrit, một cứ địa trước đây của phe cố Tổng thống Saddam Hussein.

Lực lượng đặc biệt quân đội Irak đã chiếm được khu đại học vào hôm qua. Cuộc tấn công tiếp diễn hôm nay.
Trên bình diện chính trị, hôm qua Thủ tướng Irak Nouri al Malaki, lần đầu tiên công nhận khủng hoảng ở Irak phải qua một "giải pháp chính trị" chứ không chỉ bằng hành động quân sự.

 Đây là lần đầu tiên ông công nhận cần có giải pháp chính trị song song với hành động quân sự để đối phó với cuộc chiến hiện nay.
Thủ tướng Irak phát biểu như trên trong cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Anh William Hague.

Cộng đồng quốc tế đã không ngừng thúc giục ông Maliki về một giải pháp chính trị, tức là thành lập một chính quyền đoàn kết dân tộc để giải quyết cuộc tranh chấp giữa hai hệ phái Sunni và Shia hiện nay ở Irak.

Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục chuyến công du tại Ả Rập Xê Út công cuộc tìm kiếm giải pháp cho tình hình Irak, và có cuộc tiếp xúc với quốc vương Abdallah.
Hôm qua tại Paris, Ngoại trưởng Mỹ đã gặp đại diện của Ả Rập Xê Út, Jordanie và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, 3 quốc gia mà đa số dân cư theo hệ phái Sunni.


Switch mode views: