Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bầu cử tổng thống Philippines: Duterte làm đảo lộn bàn cờ

election-duterte

Những người ủng hộ ông Rodrigo Duterne hô vang các khẩu hiệu trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống.
REUTERS/Erik De Castro

Tại một quốc gia có đa số dân theo Công giáo, ông Rodrigo Duterte đã không ngần ngại chửi cả Giáo hoàng.

Thế mà thị trưởng thành phố Davao, 71 tuổi, từ vị trí "outsider"  ( người ngoài cuộc ) lại trở thành ứng cử viên có triển vọng đắc cử nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines ngày 09/05 tới.

Kể từ khi ra tranh cử, ông Duterte đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố gây sốc. Chẳng hạn như ông đã hứa sẽ hạ sát hàng chục ngàn tội phạm, rồi sau đó tự ân xá cho hành động này.

Thị trưởng Davao còn dọa sẽ dẹp bỏ Quốc hội nào không nghe theo lệnh của ông. Ứng cử viên tổng thống này còn cáo buộc con gái của ông là đã " thổi phồng sự việc ", khi cô nói đến việc mình đã từng là nạn nhân của những vụ lạm dụng tình dục.

Nhờ vận động tranh cử như vậy mà trái với mọi dự đoán, ông Duterte đã trở thành ứng cử viên có triển vọng đắc cử nhất và nhiều nhà phân tích đã so sánh ông với ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Thật ra thì không hẳn là chỉ nhờ những tuyên bố mà Duterte đã qua mặt các ứng cử viên khác.
 Thị trưởng Davao đã khéo léo thể hiện mình như là một chính khách có thể đề ra những giải pháp để giải quyết cấp tốc mọi vấn đề cố hữu của Philippines như tình trạng tội phạm hay nạn nghèo đói.

Như nhận định nhà chính trị học Raon Casiple, được AFP trích dẫn hôm nay, Duterte đã trở thành biểu tượng của sự bất mãn, thậm chí của sự tuyệt vọng đối với những người đã đặt niềm tin vào giới lãnh đạo Philippines.

Kể từ khi nhà độc tài Ferdinand Marcos bị lật đổ năm 1986, Philippines, ở cấp địa phương cũng như cấp quốc gia, vẫn dưới sự điều hành của các gia đình, với sự hỗ trợ của giới tài phiệt.
Hệ thống chính trị này càng khiến cách biệt giầu nghèo ở Philippines thêm nặng nề.

Tổng thống mãn nhiệm Benigno Aquino chính là sản phẩm đặc trưng của hệ thống chính trị đó. Trong thời gian cuối nhiệm kỳ, ông bị chỉ trích là đã thi hành một chính sách kinh tế có lợi cho người giàu.
Kể từ khi ông Aquino lên làm tổng thống năm 2010, tăng trưởng kinh tế hàng năm của Philippines đúng là đã đạt mức trung bình 6%. Nhưng một phần tư dân số của nước này vẫn sống dưới ngưỡng nghèo, như là cách đây 6 năm.

Nắm bắt tâm lý của những thành phần thấp cổ bé miệng, trong tuần này ông Duterte đã tuyên bố là là nếu Chúa cho làm tổng thống, ông sẽ "phục vụ người dân ", chứ không phục vụ thành phần đặc quyền đặc lợi.

"Liệu pháp" của thị trưởng Davao rất đơn giản : Muốn nhổ tận gốc nạn nghèo khó, thì phải tiêu diệt tội phạm. Mà muốn làm như thế thì không nên dựa vào hệ thống tư pháp nổi tiếng tham nhũng và không hiệu quả, mà chỉ cần ra lệnh cho cảnh sát bắn hạ mọi tên tội phạm.

Duterte khẳng định là trong vòng sáu tháng, Philippines sẽ giải quyết được cả hai vấn đề nói trên. Một lời hứa mà hàng triệu người Philippines sẳn sàng tin.
Nhờ vậy mà theo kết quả thăm dò được công bố hôm nay, thị trưởng Davao vẫn về đầu, thu được đến 33% ý định bỏ phiếu, bỏ xa các đối thủ khác.

Trong khi đó, ông Manuel "Mar" Roxas, ứng cử viên được tổng thống mãn nhiệm Aquino ủng hộ, chỉ được 20% ý định bỏ phiếu, thua cả thượng nghị sĩ Grace Poe ( 22% ).
Lý do chính vẫn là vì ông Manuel "Mar" Roxas bị xem là "không thương người nghèo".

Switch mode views: