Ngoại giao Trung Quốc thực dụng trên hồ sơ Syria
- Chúa Nhật, 08 tháng Chín năm 2013 19:19
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem (trái) và ông Dương Khiết Trì, nguyên Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh, 18/04/2012.
Reuters
Cho đến nay, Nga và Trung Quốc vẫn tiếp tục ngăn chặn mọi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và khả năng can thiệp quân sự vào Syria. Lôgíc ngoại giao của Bắc Kinh thường bị cho là theo đuôi Mátxcơva.
Tuy nhiên, nếu không xem Syria là một hồ sơ gần gụi với các ưu tiên của họ, thì Trung Quốc đã nhìn thấy là cuộc chiến đó minh họa cho phần lớn các mối lo ngại của Bắc Kinh trên bình diện địa lý chiến lược, thúc đẩy họ duy trì một thái độ thận trọng.
« Trung Quốc nghĩ rằng một giải pháp chính trị là lối ra thực tế nhất cho Syria ». Đại diện Trung Quốc đã nhắc đi nhắc lại quan điểm này nhân cuộc họp nhóm G20 ở Saint Petersburg, để biện minh cho quan điểm của Bắc Kinh.
Đại diện Trung Quốc cũng nhắc lại yêu cầu phải đợi kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc về các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/08. Theo họ thì phải thận trọng trước những lời khẳng định trước.
Phải nói từ lâu nay, Trung Quốc mong muốn đi đến giải pháp chính trị cho khủng hoảng Syria.
Bắc Kinh từng đề xuất kế hoạch của mình về hòa bình ở Syria vào cuối năm 2012.
Nỗ lực muốn có tính chất xây dựng, nhưng thực ra vẫn rất mơ hồ : Trung Quốc chủ trương thành lập chính quyền quá độ trên cơ sở thương thuyết giữa chính quyền Damas và phe đối lập...
Tuy nhiên, Bắc Kinh không cho biết chi tiết về cách xử lý đối với Bashar al Assad và lực lượng nổi dậy.
Đối với Trung Quốc, Syria chỉ là một vấn đề thứ yếu ; ngược lại với Mátxcơva, Bắc Kinh không có nhiều quyền lợi về mặt chiến lược và kinh tế tại nước này. Thậm chí vấn đề này đã không được hai lãnh đạo Putin và Tập Cận Bình đề cập đến trong cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G20.
Cho dù vậy, theo các nhà quan sát, cuộc khủng hoảng Syria đã nêu bật những mối quan ngại lớn của ngành ngoại giao Trung Quốc.
Sở dĩ Trung Quốc đã đi theo Nga khi phủ quyết 3 dự thảo nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đó là vì Bắc Kinh muốn hậu thuẫn cho Mátxcơva.
Theo chuyên gia Pháp về Trung Quốc Jean -Luc Domenach, đã có “một thỏa thuận ngầm giữa Nga và Trung Quốc ở Hội Đồng Bảo An để giúp nhau kháng lại sức mạnh của Mỹ”.
Cách tiếp cận này cũng được một nhà ngoại giao Trung Quốc xác nhận trước lúc mở ra Hội nghị G20 tại Nga :
“Chúng tôi rất quan ngại trước khả năng các quốc gia có thể có những hành động quân sự đơn phương.”
Mối e ngại lớn của Trung Quốc là lôgíc can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.
Tướng Daniel Schaeffer, từng là tùy viên quân sự Pháp ở Bắc Kinh, giải thích :
“Trung Quốc rất trung thành với nguyên tắc của mình : Không can thiệp vào chuyện của người khác. Đó cũng là một cách để nói đừng can thiệp vào công việc của Trung Quốc.”
Mối lo ngại của Bắc Kinh là thấy cộng đồng quốc tế xen vào chuyện mà Trung Quốc coi là nội bộ, như xen vào vấn đề Tây Tạng hay Tân Cương. Cho nên, ngành ngoại giao Trung Quốc luôn luôn tỏ ra rất tôn trọng quyền lực tối cao của các Nhà nước.
Ngoài ra, hơn cả những quốc gia khác, Trung Quốc rất đề cao cảnh giác đối với các phong trào thánh chiến Hồi giáo, ngày càng có ảnh hưởng đối với phe nổi dậy ở Syria.
Theo chuyên gia Domenach : “Đối với Trung Quốc, các thành phần Hồi giáo cực đoan là một mối đe dọa vừa chính trị, vừa văn hóa”.
Một số chiến binh nước ngoài trong phe nổi dậy Syria đã được xác định là xuất phát từ Trung Quốc.
Hiện nay, số người này vẫn còn được cho là những kẻ phiêu lưu vì thánh chiến hơn thuộc một mạng lưới liên lục địa.
Tuy nhiên, Bắc Kinh rất quan tâm đến sự phát triển của các nhóm này, vì sợ rằng các chiến binh được tôi luyện trên chiến trường Syria đó sẽ trở về nước đe dọa an ninh của vùng Tân Cương, là nơi mà đa số cư dân theo Hồi giáo thường xuyên đòi quyền tự chủ lớn hơn.
Tuy nhiên, trên vấn đề này, Trung Quốc cũng có thể tỏ ra hết sức thực tế. Thái độ nghi kỵ tự nhiên đối với Hồi giáo không hề loại trừ khả năng Bắc Kinh đối thoại với quân nổi dậy trong tương lai.
Theo Tướng Daniel Schaeffer, trên hồ sơ Libya trước đây, sau một thời gian dài phản đối sự can thiệp quân sự, Trung Quốc đã nhanh chóng kết bạn với phe đối thủ của chế độ Gaddafi.
Chuyên gia Pháp nhắc lại là vào thời điểm đó : “Trong khi chúng ta đã lao vào cuộc chiến, thì họ (người Trung Quốc) đã bắt đầu đàm phán các hợp đồng dầu hỏa !”.
Tin mới
- Trâu bò đang húc nhau - 05/10/2013 20:52
- Mao sống lại tại Trung Quốc : Các buổi phê và tự phê thành trò cười trên internet - 04/10/2013 19:18
- Bắc Kinh phủ dụ ASEAN để ngăn trở Mỹ quay lại châu Á - 03/10/2013 16:55
- Bà Tổng Thống Hillary? - 02/10/2013 15:48
- Biến cố Mỹ Yên: Đã đến lúc Hội Đồng Giám mục Việt Nam không thể không lên tiếng - 25/09/2013 14:57
- Putin, Obama và Syria - 17/09/2013 20:57
- Tại sao Mỹ không đánh Syria? - 14/09/2013 17:23
- Giải pháp ngoại giao cho Syria hay thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ ? - 11/09/2013 22:58
- Người thắng và kẻ bại - 11/09/2013 05:42
- Nokia về tay Microsoft : "High tech" của Châu Âu đi xuống - 10/09/2013 23:11
Các tin khác
- TT Obama: có thật hy vọng đã vươn lên? - 06/09/2013 15:51
- Syria phủ bóng G20, Obama đối mặt Putin trong không khí chiến tranh lạnh - 06/09/2013 01:15
- Bắc Kinh chống tham nhũng hay đấu đá nội bộ ? - 04/09/2013 20:44
- Nước Mỹ 50 năm sau "giấc mơ" của Martin Luther King - 28/08/2013 18:31
- Từ các nước Tân Hưng, tư bản chảy ngược về Âu-Mỹ - 27/08/2013 21:07
- Sự cố Fukushima : Bóng đen trên chính sách hạt nhân của Thủ tướng Nhật - 23/08/2013 19:00
- Ý kiến từ Ai Cập: ''Obama không hiểu tình hình, hoặc là đồng loã với nhóm Hồi Giáo quá khích.'' - 22/08/2013 04:29
- Ai có thể đánh bại được Cộng sản? - 21/08/2013 03:13
- Áp lực nào buộc CSVN phải thả Phương Uyên? - 19/08/2013 14:44
- Mùa Xuân hay Mùa Đông Ả Rập - 17/08/2013 21:40