Cách Mạng Văn Hoá Trung Quốc: Đưa “chất xám” về nông thôn cải tạo
- Thứ Sáu, 12 tháng Tám năm 2016 17:06
- Tác Giả: Thu Hằng
Mao Trạch Đông trên một tấm bích chương Cách Mạng Văn Hóa do Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa phát hành năm 1969.
Wikipedia
Năm 1968, để chấm dứt tình trạng hỗn loạn sau thất bại đau đớn của cuộc Đại nhảy vọt (1958-1961) dẫn đến nạn đói khủng khiếp do chính mình gây ra, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông quyết định sử dụng quân đội, tiếp theo là đưa tất cả thanh niên Trung Quốc về nông thôn cải tạo.
Theo loạt bài về Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc trên nhật báo Le Monde (30/07/2016), để thực hiện ý định này, chủ tịch Mao khởi động lại một phong trào trong thập niên 1950, thường được biết dưới khẩu hiệu : “Cùng trèo lên núi, cùng xuống nông thôn”.
Chỉ thị của Mao Trạch Đông được đọc trên làn sóng phát thanh vào một tối mùa đông năm 1968 (21/12) và được đăng ngay hôm sau trên tờ Nhân Dân Nhật Báo : “Mọi thanh niên có học thức cần phải về nông thôn để tầng lớng nông dân và bình dân cấp thấp cải tạo.
Cần phải thuyết phục các cán bộ và người dân thành thị đưa con em có bằng tốt nghiệp cấp hai, cấp ba hay đại học về nông thôn.
Một chiến dịch tổng động viên sẽ được tiến hành theo hướng này. Các đồng chí ở mọi miền nông thôn trên cả nước phải tiếp đón tốt những thanh niên này”.
Ra đi vì lý tưởng lớn…
Sau chỉ thị trên là những đợt di tản với quy mô chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc.
Cho đến năm 1980, gần 17 triệu thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên đều thuộc diện này.
Trong những ngày đầu của làn sóng này, cảnh tượng người ta thường xuyên được chứng kiến là hàng đoàn thanh niên nườm nượp kéo về các nhà ga xe lửa, cùng vang một nhịp ca và những khẩu hiệu cách mạng, những cảm xúc lưu luyến lẫn trong nước mắt và lời từ giã.
Các ban tiếp đón được thành lập tại điểm đến, sau đó thanh niên được phân bổ về những địa phương khác nhau.
Những người ra đi trong năm 1968-1969 tỏ ra rất hăng hái và có rất nhiều người tình nguyện. Nhưng sau đó, tinh thần hăng hái chùng xuống.
Le Monde nêu trường hợp của ông Giang Kỳ Sanh (Jiang Qi Sheng), mới 20 tuổi khi phải lên đường về nông thôn năm 1969, cách quê hương Trường Thọ (Changshou) thuộc Trùng Khách (Jiangsu) chừng 20 km.
Trước đó, ông nhiệt tình tham gia Cách Mạng Văn Hóa. Năm 1967, ông tự đứng ra thành lập đội Hồng vệ binh, một lực lượng gồm những người thần tượng chủ tịch Mao.
Vào mùa hè năm đó, ông bị kéo vào cuộc chiến bè phái giữa hai liên minh, lúc đầu bằng những con dao, những cây gậy, sau đó là những quả lựu đạn và vũ khí mà mỗi bên có được từ những nguồn viện trợ trong quân đội.
Với Giang Kỳ Sanh, về nông thôn là “lối thoát khỏi thảm kịch Cách Mạng Văn Hóa”.
Trong suốt bốn năm sống với nông dân, ông chiếu những bộ phim tuyên truyền trên một con thuyền neo bên dòng sông Dương Tử (Yangzin), gồm 8 vở opéra hình mẫu của phu nhân Mao và các bộ phim chống Nhật.
Ông nói với Le Monde: “Lúc đầu, tôi cảm thấy bực mình vì không học được.
Mọi người đều cảm thấy giống tôi nhưng không ai tỏ ra chống đối thật sự. Không phải chúng tôi muốn “xuống nông thôn” bằng được nhưng không còn lựa chọn nào khác”.
Lúc đầu, ông Giang Kỳ Sanh tập trung làm việc đồng áng. Ông là người lý tưởng hóa, cho rằng học hỏi với người nông dân, tìm hiểu cách họ sống sẽ dẫn đến điều gì đó.
Nhưng chừng 2 đến 3 năm sau, như những bạn bè khác, ông cảm thấy nản khi làm công việc này : “Rõ ràng là người ta chẳng đạt được gì khi làm kiểu công việc này. Một số bậc phụ huynh, nhờ các mối quan hệ, đã bắt đầu tìm được cách để đưa con cái trở về thành phố”.
Đây là hiện tượng “trở về bằng cửa sau” khiến các nhà chức trách thời đó đau đầu vì hiện tượng này làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của phong trào đưa thanh niên trí thức về nông thôn.
Ông Giang Kỳ Sanh nói tiếp : “Ngay những người ngu ngốc nhất cũng bắt đầu thức tỉnh. Thanh niên trí thức ngày càng trở nên mất phương hướng, tức giận và hoài nghi.
Không ai có thể đọc được gì cả, mà thực ra chẳng có gì để đọc. Không một ai còn mục đích sống vì họ không thấy tương lai”.
... và vỡ mộng
Năm 1971, Lâm Bưu (Lin Biao) bị tai nạn máy bay chết ở Nội Mông trong khi ông đang cố vượt biên sang Liên Xô sau âm mưu đảo chính.
Cái chết của người được cho là tiếp tục sự nghiệp của Mao Trạch Đông đã đánh thức giới trẻ chịu thiệt thòi này.
Ông Giang Kỳ Sanh nhớ lại : “Mao đã chọn Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shao Qi) làm người kế nhiệm, nhưng ông này lại bị la ó. Sau đó là Lâm Bưu, nhưng lại là một kẻ phản bội. Điều này cho thấy chính Mao cũng thiếu sáng suốt.
Quãng thời gian chúng tôi bị mất, không có đời sống văn hóa và điều kiện sống vô cùng khó khăn, tất cả đã làm lung lay niềm tin của chúng tôi đối với Mao”.
Theo ông, mười năm đưa thanh niên về nông thôn cải tạo là sự mất mát vô cùng lớn cho thế hệ trẻ lúc bấy giờ và giải thích những khó khăn mà “thế hệ mất mát” phải đối mặt trong xã hội Trung Quốc ngày nay.
Ông nói : “Thế hệ chúng tôi đã phải trả một cái giá quá lớn. Một thế hệ bị hi sinh trong một phong trào là hậu quả trực tiếp của Cách Mạng Văn Hoá.
Không một quốc gia nào có thể phát triển một cách bình thường như vậy. Đây chính là phong trào chống trí thức, chống hiện đại”.
Sau Cách Mạng Văn Hóa, một số người trở về thành phố, một số ở lại lập gia đình. Còn một số khác thì mất hoàn toàn ảo mộng, trong đó có nhiều người đã tham gia phong trào đòi dân chủ tại quảng trưởng Thiên An Môn năm 1989, như ông Giang Kỳ Sanh.
Ông hiện là một nhà ly khai bị theo dõi chặt chẽ và là bạn của nhà đấu tranh Lưu Hiểu Ba (Liu Xiao Bo), người được trao giải Nobel vì Hòa bình nhưng vẫn bị cầm tù.
Năm 1977, khi kỳ thi đại học được lập lại, Giang Kỳ Sanh đang làm việc trong một nhà máy chế biến thịt. Ông muốn thử cơ hội của mình, ông đọc tất cả những gì có trong tầm tay.
Ông mượn sách giáo khoa của một người bạn mới về thành phố. Trong vòng ba tháng, ông bắt tay ôn thi các môn toán học, vật lý nhờ sự kèm cặp của một thầy giáo già.
Nhờ trình độ của các môn thi lúc đó không phải là quá cao, do mới kết thúc tình trạng hỗn loạn, nên ông đỗ đại học và được nhận vào Học Viện Hàng Không Bắc Kinh.
Óc phê phán của ông ngày càng sắc bén khi ngồi trên ghế giảng đường đại học và trong thời điểm toàn Trung Quốc bừng tỉnh khỏi cơn ác mộng của chủ nghĩa Mao.
Một người bạn cùng khóa kể cho ông câu chuyện xảy ra tại ngôi làng quê hương của người này ở Vân Nam, tỉnh Giang Tô (Jiangsu).
Người đó khẳng định quân đội Quốc Dân Đảng bị tê liệt trong một trận chiến chống quân Nhật và “chắc chắn là quân đội Quốc Dân Đảng đã không bắn một viên đạn nào về phía quân Nhật, như chúng ta vẫn tuyên truyền”.
Giang Kỳ Sanh đã tìm hiểu sự thật và từ đó không ngừng đặt câu hỏi về tính chính đáng của Đảng.
Năm 1989, khi đang làm luận văn tiến sĩ, ông tích cực tham gia phong trào Thiên An Môn.
Ông bị giam giữ trong vòng hai năm, sau đó lại bị kết án bốn năm tù vào năm 1999 vì tội kích động lật đổ Nhà nước.
“Lợi thế cho ông Tập Cận Bình”
Bên phe đối lập chính trị, trong số những “thanh niên đi cải tạo” nổi tiếng nhất có nhiều khuôn mặt đang nắm quyền lãnh đạo đất nước hiện nay, như chủ tịch nước kiêm tổng thư ký đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình, hay thủ tướng Lý Khắc Cường.
Trả lời nhật báo Le Monde, nhà nghiên cứu Pháp Michel Bonnin nhấn mạnh : “Đối với Tập Cận Bình, quá khứ (trí thức đi cải tạo) là một lợi thế đối với sự nghiệp chính trị. Ông ấy có thể sử dụng vũ khí này với lập luận ông cũng từ đó đi lên và ông đã từng kinh qua”.
Hiện giờ, chính thế hệ “ngậm đắng” đang nắm quyền lực. Cuộc Cách Mạng Văn Hóa không phải là một kỷ niệm xa xôi mà là một ký ức để người ta phục vụ cho sự nghiệp của mình.
Những “người tự lập” mà Mao Trạch Đông từng muốn cải tạo với nông dân đã đi theo “con đường tư bản”.
Đây chính là con đường mà “người cầm lái vĩ đại” của Trung Quốc căm ghét và muốn tránh bằng mọi giá.
Sau khi chủ tịch Mao chết, “thế hệ mất mát” đã tham gia khôi phục đất nước.
Tin mới
- Bài toán nông dân của Trung Quốc - 23/08/2016 14:35
- Thảm hoạ Formosa Hà Tĩnh: Tội ác mang tên Nguyễn Phú Trọng - 23/08/2016 13:51
- Những Thủ Đoạn Trong Hậu Trường Chánh Trị - 22/08/2016 22:02
- Văn hóa ứng xử với người đã mất - 22/08/2016 01:07
- Biển Đông : Trung Quốc tung hỏa mù với ASEAN ? - 18/08/2016 22:38
- Trung Quốc khó mà ngăn Ấn Độ nói về Biển Đông tại G20 - 17/08/2016 17:17
- Biển Đông: Trung Quốc sẽ công khai đối đầu Mỹ về bãi Scarborough ? - 16/08/2016 18:09
- Mỹ Và Trung Quốc Nhìn Từ Rio 2016 - 16/08/2016 02:18
- Ðường Trump đi càng ngày càng khó - 12/08/2016 22:19
- Bị Đảng giám sát, Tập Cận Bình không thể nhượng bộ Mỹ - 12/08/2016 17:40
Các tin khác
- Thái Lan xích gần Trung Quốc do bị Mỹ lạnh nhạt ? - 11/08/2016 19:09
- Donald Trump : Nỗi sợ bị phe Cộng Hòa bỏ rơi - 11/08/2016 15:00
- Trung Quốc bóp méo thực tế Biển Đông trong giáo dục như thế nào ? - 11/08/2016 14:45
- Trung Quốc vẫn « bơm tiền » mua tăng trưởng trong ngắn hạn - 09/08/2016 15:57
- Trung Quốc độc chiếm Biển Đông để chống Mỹ ? - 08/08/2016 17:11
- Hillary Clinton hay Donald Trump, ai sẽ lãnh đạo nước Mỹ an toàn hơn? - 04/08/2016 23:55
- Tổng thống Mỹ: Hiệp định TPP như là một vũ khí chống Trung Quốc - 03/08/2016 17:47
- BIỂN CHẾT - 01/08/2016 00:33
- Ðừng tưởng dễ thắng Trump - 31/07/2016 03:35
- Chiến lược ngoại giao Biển Đông của Mỹ có dấu hiệu thất bại - 28/07/2016 15:28