Nhiều Người Buồn Chán, Căng Thẳng Hơn Là Lo Lắng Cho Sức Khỏe
- Thứ Ba, 19 tháng Năm năm 2020 16:55
- Tác Giả: Rachel Schraer/tvvn.org
Người bị phong tỏa thường có tâm trạng lo lắng về sức khỏe tinh thần hơn là sức khỏe chung của họ, một khảo sát của Văn Phòng Thống Kê Quốc Gia ở Anh cho biết.
Gần 2/3 người từ 16 đến 69 tuổi được khảo sát nói bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự buồn chán, căng thẳng, lo lắng và không có khả năng lập kế hoạch.
Và 6% người trên 70 tuổi, so với 13% người dưới 70 tuổi, trả lời rằng sức khỏe tổng thể của họ bị ảnh hưởng.
Hầu hết người dưới 70 tuổi có lo lắng về sức khỏe của người thân.
Nhưng, nói chung, đa số người được khảo sát lo lắng nhiều hơn về sức khỏe tinh thần của bạn bè và gia đình hơn là cho chính bản thân.
Giá sinh hoạt
Việc đi chợ, mua thuốc men và các nhu yếu phẩm khác là mối lo ngại lớn khác đối với những người trên 70 tuổi.
Nhưng những người dưới 70 tuổi quan tâm nhiều hơn đến tác động của đại dịch với công việc của họ.
Gần 3/4 số người được khảo sát cho biết đại dịch đã làm giảm lợi tức gia đình.
Hơn 1/3 nói họ phải dùng tiền để dành vào việc trang trải cuộc sống hàng ngày.
Và khi được hỏi đại dịch ảnh hưởng đến sức khỏe họ như thế nào, nhiều người bày tỏ mối quan tâm về tương lai hơn những lo lắng khác, và gần hơn, như phải ở một mình, căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân hoặc thử thách trong việc làm việc tại nhà.
Nhân viên thiết yếu
Hơn 85% nhân viên thiết yếu vẫn đi làm cho biết họ có đủ thông tin để bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm virus.
Nhưng chỉ khoảng một nửa cho biết họ có đủ thông tin về kế hoạch của chính phủ Anh để đối phó với đại dịch.
Mặc dù có mức độ hỗ trợ cao và tuân thủ các biện pháp phong tỏa, nhưng chỉ 24% những người tự cô lập trong bảy ngày qua đã không rời khỏi nhà trong thời gian này.
Cuộc khảo sát, được thực hiện giữa các gia đình ở Anh và xứ Wales, loại trừ những người ở bệnh viện, viện dưỡng lão hoặc các cơ sở khác.
Kết quả được điều chỉnh để phản ánh dân số Anh, bao gồm tỷ lệ lao động chính và những người có vấn đề sức khỏe.
Tỷ lệ người trưởng thành có mức độ lo lắng cao đã giảm từ mức gần 60% cuối tháng Ba xuống còn 37% trong khoảng thời gian từ 17 đến 27/4.
Nhưng một cuộc khảo sát khác, của Đại Học College London, cho thấy sự lo lắng đã tăng trở lại trong tuần qua.
“Mức độ hài lòng với cuộc sống đã trở lại mức trước Covid-19 nhưng cải thiện này hiện đã tạm dừng”, College London nói, liên kết điều này với những nghi vấn được tạo ra bởi suy đoán xung quanh việc phong tỏa.
1/12 trong số 80.000 người được UCL khảo sát nói lo lắng về tương lai và 1/6 số người này lo lắng về tình hình tài chính của họ.
Và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn trong giới người dưới 60 tuổi, với thu nhập hộ gia đình thấp hơn.
Xem ra, với nhiều người, lo lắng về sức khỏe không phải là quan tâm hàng đầu.
Tin mới
- Quê Nhà, Quê Người, Quê Mỹ, Quê Việt Nam??? - 22/05/2020 21:25
- Bản Tin Điện Toán Tháng Năm, 2020 - 22/05/2020 20:49
- LÁ THƯ ĐẾN TỪ TRUNG HOA. - 22/05/2020 17:05
- Nữ y tá người Nga gây bão Mạng xã hôi khi mặc bikini bên trong lớp áo bảo hộ trong lúc chăm sóc bệnh nhân - 21/05/2020 23:25
- Hàng loạt bê bối khiến Obama tụt mất danh hiệu “Quý ngài trong sạch” - 21/05/2020 19:48
- Bạn là Người Có Phúc - 21/05/2020 17:16
- Ai Bảo Vể Hưu Là Khổ? - 20/05/2020 23:52
- Sau Đại Dịch COVID-19, Hoa Kỳ Có Thể Trở Nên Hùng Mạnh Hơn Trước - 20/05/2020 21:14
- Hà Nội: Đi tìm (lại) linh hồn đô thị - 20/05/2020 15:35
- Đi phiên dịch - 20/05/2020 01:33
Các tin khác
- Vụ Tướng Michael Flynn - 18/05/2020 18:56
- Chuyện Lan Man Về Bác Sĩ - 18/05/2020 17:58
- Mạnh dạn hỏi hành khách đi xe 1 câu, tài xế taxi thay đổi cả cuộc đời con trai mình - 17/05/2020 19:54
- Doug Wead Đã Viết Gì Về Trunmp? - 16/05/2020 18:46
- Tướng mạo hung dữ của Hoa Xuân Oánh thật khác xa với phụ nữ truyền thống Trung Hoa - 15/05/2020 20:06
- KINH NGHIỆM CỦA BÁC SĨ DAVID PRICE, PHÒNG ICU,BỆNH VIỆN NEW YORK - 15/05/2020 17:52
- Cầu gì đấy? Giấy đi cầu - 14/05/2020 21:12
- Thói Quen Ăn Sáng Của Người Sài Gòn - 14/05/2020 20:29
- Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức - 13/05/2020 16:37
- Làm Việc Tại Nhà Sao Cho Hiệu Quả - 11/05/2020 17:02