Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chuyện Lan Man Về Bác Sĩ

Bac Si
“Bác sĩ Mỹ giỏi thật”.

Ừ thì giỏi, không cãi được, nếu không giỏi thì tại sao những người từng coi Mỹ như kẻ thù không đội trời chung như Leonid Brednev hay Yuri Andropov lúc thập tử nhất sinh cũng phải vời bác sĩ Mỹ qua để “hội chẩn“ hay là các nguyên thủ quốc gia, ( King Abdulla II của Jordan, tổng thống Nigeria…) đều phải qua chữa chạy tại Mayo Clinic!

Mà chắc là học bác sĩ ở Mỹ dễ lắm? chẳng thế mà các “việt kiều“ khi về VN hay khoe “nhà nào cũng có bác sĩ “ hoặc các mệnh phụ ở Bolsa trong lúc trà dư tửu hậu vẫn kênh nhau “làm mẹ bác sĩ thì thường quá, được làm vợ bác sĩ mới khó!“

Lại nữa có cô hoa hậu thiểu số ở “làng” LA (và vài cô ca sĩ mới ở VN qua du học) còn vung vít hơn nữa trên báo lề phải: “em đang học để làm bác sĩ, mà là bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ cơ ( chắc hẳn là cô muốn nói đến Plastic& Reconstructive Surgery?)

Nhưng chắc chắn là cô và các người nghe không biết rằng để đạt được mục đích đó thì sau khi hòan tất chương trình Y khoa cần phải có thêm 4 năm thực tập trong nghành giải phẫu tổng quát và 3 năm trong nghành chuyên khoa!
Vậy thì để thực hiện mộng ước làm bác sĩ Mỹ trở thành hiện thực phải như thế nào?

Dù là mộng ước của chính mình hay là mộng uớc của cha mẹ, để mở mày mở mặt với đời, thì học trò từ hồi trung học đã phải chuẩn bị bằng cách ngòai những môn học bắt buộc phải lấy các lớp nâng cao, advance placement, cùng với hoạt động ngoại khóa tình nguyện ở các bệnh viện để làm quen và củng cố uớc nguyện của mình.
Dĩ nhiên là điểm trung bình của những năm cuối phải thật là cao mới được.   

Khi lên học bậc cử nhân, bachelor degrees, dù không có qui định nào bắt buộc cho việc nhận vào các trường Y khoa, nhưng việc học thẳng từ các universities cùng với học những nghành chính liên quan đến sinh học biology, biochemistry…, sẽ khiến cho việc được chấp nhận vào các trường Y khoa có ưu thế hơn là việc học hai năm ở trường đại học cộng đồng sau đó mới chuyển lên university cũng như là lấy bằng cử nhân ở những nghành khác (ví dụ Psychology.. ).

Nếu điểm trung bình ở bậc cử nhân mà dưới 3.5 thì có lẽ phải quên mộng ước trở thành bác sĩ, để còn tính chuyện chuyển sang ngành khác.   
Ngoài việc học chuyên ngành bậc cử nhân, ứng viên bác sĩ còn phải bắt buộc luyện và thi MCAT, thường là vào năm thứ 3 đại học, thi càng ít lần điểm càng cao thì hy vọng càng nhiều.

Tiến trình làm thủ tục xin học các trường Y khoa thường bắt đầu từ năm thứ tư bậc cử nhân, nếu hội đủ điều kiện sàng lọc của từng trường, thì ứng viên sẽ được mời đến phỏng vấn, nên nhớ không có cuộc thi nhập học nào được mở ở tất cả các viện/trường đại học ở Mỹ.

Kết qủa học tập, tính cách, ước nguyện với nghề là những yếu tố để được nhận vào học.   
Khi đã được nhận vào trường Y khoa thì việc học và thi là chuyện xảy ra liên tục hàng tuần cho suốt 4 năm.

Đi bệnh viện để làm quen, từ năm thứ 3, bắt đầu bằng một lễ mặc áo chòang trắng, white coat ceremony, rất là trịnh trọng để đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong nghề.   
Trong suốt 8 năm, từ under-grad. đến grad shool, việc học và thi chiếm gần hết thời gian của ứng viên bác sĩ !

Nếu có ai tò mò hỏi vì sao ở tiểu Saigòn Bolsa có nhiều phòng mạch bác sĩ trẻ thì có thể đến thư viện Viện Đại Học California ở thành phố Irvine vào lúc 10 giờ tối thì sẽ biết, toàn là đầu đen không!
Xem ra việc bắt đầu học under-grad mà hàng tuần đi show, một năm về VN vài lần làm việt kiều thì chuyện mong làm bác sĩ chỉ là chuyện
“nổ như tạc đạn”.

Tốt nghiệp trường Y khoa với mảnh bằng bác sĩ vẫn chưa phải là chấm dứt câu chuyện, còn phải được huấn luyện tại các bệnh viện theo kiểu cầm tay chỉ việc, hands-on training, một chương trình từ 3 đến 7 năm tùy theo từng chuyên khoa.
Thời gian này bác sĩ trở thành nô lệ của bệnh viện, cả nghiã đen lẫn nghĩa bóng, làm việc không ít hơn 75 giờ một tuần.

Hoàn tất khóa huấn luyện xong thì mới bắt đầu phải thi để lấy chứng chỉ chuyên môn, mà điều kiện tiên quyết để dự thi là phải có chứng chỉ hành nghề của một trong 50 tiểu bang của Mỹ.
Nếu có ai ngoài nước Mỹ mà cho rằng mình có chứng chỉ chuyên ngành của Mỹ thì là điều không thật, ngọai trừ họ trưng ra được chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực.   

Xin trở lại với danh xưng bác sĩ, không biết tại sao các cụ xưa lại dịch docteur en medecine ra thành bác sĩ y khoa mà không là tiến sĩ y khoa ?
Danh xưng này thẫm đẫm hào quang ( Quan đốc tờ ) nên chi khi trời đất ngả nghiêng ai cũng có thể lạm dụng!
Ở Mỹ, thầy đông y hốt thuốc cũng xưng là bác sĩ, trong danh thiếp sẽ để “ bác sĩ X.., oMD, với chữ o nhỏ xíu ( doctor of oriental medicine ), chiropractor mằn xương, opthometrist chuyên viên đo kính cũng là bác sĩ.   

Nhưng mà các cụ gốc Việt ơi, ở tại VN bây giờ danh xưng bác sĩ mất giá rồi các cụ biết không? Vì sao ?
Vì hộ lý lâu năm đi học thành y tá, rồi thì đi học thành y sĩ, rồi thì thành bác sĩ, bác sĩ mới đi học thành thạc sĩ cuối cùng mới là tiến sĩ, các thầy ở trường Y Hà Nội đã vứt  chữ bác sĩ từ lâu.

Ngay cả danh hiệu thạc sĩ cũng đã thay đổi ý nghĩa, ngày xưa nó là giáo sư thạc sĩ, dịch từ “professeur agrégé”, còn ngày nay để chỉ master degree.
Xem ra khi cùng một chữ mà không cùng một định nghĩa thì hòa hợp thế nào được.  
 Bác sĩ Mỹ đã giỏi nhưng chắc bác sĩ, à quên tiến sĩ, VN chắc giỏi hơn nhiều !  

Switch mode views: