Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Phụ nữ gốc Việt tự xây Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh tham chiến tại Việt Nam


dai tniem thynguyen1
Thiết kế đài tưởng niệm do bà Thy Nguyễn và chồng là Jimmy Cavagnaro thực hiện. (Hình: Thy Cavagnaro cung cấp)

BARNEGAT, New Jersey (NV) – Bà Thy Nguyễn Cavagnaro, cư dân thị xã Barnegat, New Jersey, vừa được thị trấn chấp nhận đơn xin tự xây Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam.

“Thành phố đã đồng ý với bản vẽ do vợ chồng tôi tự làm rồi, bây giờ còn chờ các cơ quan có liên quan, như Hội Cựu Chiến Binh, thông qua là xong. Tôi nghĩ đây chỉ là thủ thục hành chánh thôi chứ mọi chuyện kể như là xong, chỉ chờ ngày chính thức thực hiện thôi,” bà Thy nói.

Chiến tranh kết thúc khi bà  Thy chỉ mới 18 tháng tuổi, nhưng lòng cảm kích tất cả những người phải cầm súng, dấn thân vào cuộc chiến luôn trong trái tim người phụ nữ này.

Lớn lên, bà Thy thấy cựu chiến binh Hòa Kỳ tham chiến tại Việt Nam không được trọng vọng như những người tham chiến tại nơi khác.

Bà tâm sự: “Tôi biết chiến tranh là một vấn đề vô cùng phức tạp. Tôi cũng hiểu là những người lính Mỹ đến Việt Nam vì nhiều lý do. Có người tình nguyện, nhưng phần đông là do họ bị động viên. Họ chỉ là những thanh niên trẻ, tuổi khoảng 20, chỉ đến Việt Nam vì nhiệm vụ thôi.”

Bà cũng hiểu cuộc chiến tại Việt Nam đã phân chia người Mỹ thành nhiều phe khác nhau, nhóm ủng hộ, phe chống đối. Và những quan điểm đối nghịch này đã khiến có nhiều dư luận không tốt đối với những cựu chiến binh này.

Và bà tin chắc rằng đây là một sự oan uổng cho các cựu chiến binh từng tham gia vào cuộc chiến tại Việt Nam. “Họ cần phải được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn,” bà khẳng định.

dai tniem thynguyen2
Bà Thy Nguyễn (thứ ba từ trái) chụp chung với cựu chiến binh. (Hình: Thy Cavagnaro cung cấp)

Từ lâu, bà Thy vẫn tỏ lòng biết ơn những người lính này bằng những cử chỉ tôn trọng và quí mến, dù là nhỏ. “Thấy bất cứ cựu chiến binh nào, tôi đến ôm họ và cám ơn họ,” bà nói. “Không ngờ những cử chỉ quá nhỏ nhoi này lại là một niềm vui, niềm hãnh diện bất ngờ cho họ.”

Bà kể: “Tôi vẫn luôn có định sẽ làm một cái gì đó để xã hội công khai nhìn lại sự đóng góp của những chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.”

Cho đến cuối năm ngoái, một việc xảy ra khiến bà Thy quyết định tự mình vinh danh những người lính này.

Bà kể: “Hôm ấy, tôi thấy một cựu quân nhân trên Facebook, một ‘Vietnam Vet’, tôi cám ơn ông ấy. Không ngờ, một người khác nhắn lại cho tôi một câu đầy thù ghét: “Sorry, I didn’t kill all your ancesters. (Rất tiếc tôi đã không giết hết tổ tiên cô.)”

Biết rằng sự hiểu lầm này không riêng gì của một người, và tự nó sẽ không hết đi, bà muốn làm một đài tưởng niệm, vừa để tỏ lòng trân trọng của mình, vừa để thế hệ tương lai được khuyến khích tìm hiểu kỹ hơn về cuộc chiến Việt Nam và có cái nhìn trung thực hơn về vai trò của những cựu quân nhân. “Đó là lý do để vợ chồng tôi muốn thành lập đài tưởng niệm này,” bà Thy nói.

Gia đình bà Thy gồm năm người, đến Mỹ năm 1975. Từ lúc ấy đến nay, bà luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của người Mỹ. Ngay khi chưa xuống máy bay, một cô tiếp viên đã cho mẹ bà Thy đôi dép cô đang đi trên chân để bà không bị lạnh.

Rồi vợ chồng bảo trợ cho gia đình bà là ông Bill Mooney và vợ là bà Vallorie Goodall đã cùng thành viên nhà thờ “United Church of Christ in East Brunswick, N.J.” tận tình giúp đỡ.

Trở lại vấn đề lập đài tưởng niệm, bà Thy nói: “Tôi đang làm mọi cách để hoàn tất đài tưởng niệm tại công viên Gazebo trước ngày Cựu Chiến Binh 11 Tháng Mười Một.”

Đài tưởng niệm có kích thước 28 inch x 21 inch để đồng nhất với những đài hiện có chung quanh.

Trong thời gian chờ đợi, thì ngày 17 Tháng Tám tới đây sẽ là lần đầu tiên vợ chồng bà Thy mời từng nhóm nhỏ cựu chiến binh địa phương dùng bữa cơm tối thân mật để tỏ lòng cám ơn họ đã phục vụ trong quân đội.

Switch mode views: