Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cái giá của nghề Nail – Kết quả điều tra gây chấn động!


Sau hơn 13 tháng phỏng vấn hơn 150 thợ làm móng và các chủ tiệm bằng 4 thứ tiếng, tiết lộ của tờ New York Times đã gây chấn động, khiến thống đốc bang New York Andrew Cuomo tuyên bố thành lập đội đặc nhiệm điều tra ngành làm móng nhằm đưa ra những quy định mới bảo vệ nhân viên làm móng khỏi bị bóc lột và các nguy cơ về sức khỏe.


tiem nailsPhoto Courtesy: Nicole Bengiveno/The New York Times

Cali Today News - Theo kết quả điều tra, các chủ tiệm làm móng thường bắt những thợ mới phải nộp khoản lệ phí $100 để được làm việc, và những người này không được trả lương, chỉ được nhận tiền boa (tip) từ khách hàng cho đến khi chủ tiệm quyết định tay nghề của họ đủ cứng để bắt đầu được hưởng lương.

Theo luật lao động liên bang và tiểu bang, nhân viên làm việc tại tiệm làm móng được xem là những người lao động nhận tiền boa, nên chủ lao động được cho phép trả lương ít hơn lương tối thiểu miễn là họ kiếm được boa để bù vào. Nhưng số tiền boa họ kiếm được thường xuyên thiếu hụt nhiều so với mức lương tối thiểu, và chủ thì hiếm khi, hoặc không bao giờ, trả bù vào đó.  

“Tiểu bang New York có lịch sử lâu dài đương đầu với nạn bóc lột, và trộm lương nhân viên, với việc hình thành lực lượng đặc nhiệm, chúng ta sẽ tích cực theo truyền thống đó,” ông Cuomo nói trong thông cáo. “Chúng ta không thể đứng yên nhìn những người lao động bị tướt đoạt những đồng lương nhọc nhằn và những quyền lợi cơ bản nhất.”

Do nhiều thợ làm móng sinh sống bất hợp pháp và không biết tiếng Anh, dẫn đến các chủ tiệm dễ dàng bóc lột họ. Là dân nhập cư, nhiều người trong số họ chỉ cần có việc làm là vui rồi.

Nhiều nhân viên chịu đựng chủ chửi bới, sỉ nhục, tiền boa bị giữ lại vì những vi phạm nhỏ, bị theo dõi nhất cử nhất động qua camera, thậm chí bị hành hung.

Để giải quyết vấn đề này, đội đặc nhiệm sẽ khởi động chiến dịch giáo dục người lao động bằng 6 thứ tiếng để cho nhân viên làm móng biết họ có những quyền lợi gì. Chủ tiệm cũng sẽ được yêu cầu trưng thông tin bằng 6 thứ tiếng để thợ biết quyền của họ, điều rất quan trọng, đó là quyền được trả lương.

Tờ NY Times cũng phát hiện hóa chất sử dụng trong tiệm làm móng gây ra tác hại sức khỏe rõ ràng và nghiêm trọng, như bị sẩy thai, vấn đề hô hấp, và dị ứng da, trong khi đó nhiều tiệm lại không khuyến khích nhân viên mang đồ bảo hộ. Đội đặc nhiệm của Thống đốc Cuomo sẽ thi hành những quy định mới về an toàn sức khỏe bắt buộc tiệm làm móng phải cung cấp găng tay và khẩu trang cho nhân viên.

Trong khi đó, California đã bắt đầu ra tay hành động chống lại những vấn đề tương tự từ 10 năm trước, nhưng không có nhiều tiến triển.

Vào năm 2005, các nhà làm luật của tiểu bang đã giới thiệu dự luật cấm sử dụng những hóa chất độc hại trong tiệm thẩm mỹ, nhưng cuối cùng chỉ một phần dự luật này được thông qua, yêu cầu tiết lộ những hóa chất độc

Tuy nhiên, việc tiết lộ những hóa chất độc hại một mình thôi không đủ tác dụng. Nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Chất độc hại thuộc Sở Bảo vệ Môi trường California vào năm 2011 và 2012 cho thấy một số sản phẩm vẫn chứa những hóa chất lẽ ra không có, được ghi trên nhãn hiệu.

Khi luật pháp không thành công, các nhà ủng hộ tạo ra Chương trình tiệm làm móng lành mạnh với mục đích “cải thiện sức khỏe, an toàn và quyền lợi của lực lượng lao động trong ngành làm móng và chăm sóc sắc đẹp.” Tuy nhiên, chỉ có 55 trong số hàng ngàn tiệm trên toàn tiểu bang thực hiện các biện pháp cần thiết để tham gia vào chương trình, như mang găng tay, vứt bỏ một số sản phẩm.


Switch mode views: