Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổng thống Miến Điện ủng hộ giảm dần vai trò của quân đội

thein sein quandoi


Tổng thống Miến Điện Thein Sein phát biểu tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội ngày 26/03/2014.
REUTERS/Soe Zeya Tun


Theo AFP, hôm nay 26/3/2014, Tổng thống Miến Điện nhấn mạnh là vai trò quyền lực của quân đội sẽ phải được « giảm dần » trong tiến trìnH dân chủ hóa đất nước.
 Trong khi đó, đối lập cũng mở chiến dịch đòi giới quân sự từ bỏ chi phối chính quyền.

Nhân kỷ niệm ba năm ngày chế độ độc tài quân sự tự giải thể chuyển thành chính phủ dân sự, Tổng thống Thein Sein, bản thân cũng xuất thân từ hàng ngũ tướng lĩnh cũ, đã phát biểu trước Quốc hội rằng :
 « Chúng ta phải tìm được sự cân bằng giữa sự chín muồi dân chủ và sự phát triển hòa bình ở địa phương, nhằm giảm dần vai trò của quân đội ».

Ông Thein Sein nói tiếp : « Cộng đồng quốc tế đã quen đánh giá chúng ta là độc tài. Từ giờ, chúng ta đã chuyển thành một đất nước hiến trị. Tất cả chúng ta có nghĩa vụ cùng phát triển hiện trạng này của đất nước ».

Sau gần nửa thế kỷ sống dưới chế độ tập đoàn quân sự, Miến Điện đã có một chính phủ dân sự, tiến hành các cải cách chính trị kinh tế khá ngoạn mục.

Những diễn tiến dân chủ ở Miến Điện đã khiến phương Tây gỡ bỏ gần hết các lệnh cấm vận đối với đất nước này.
 Đồng thời Miến Điện còn được hưởng nhiều sự trợ giúp quan trọng của các định chế tài chính quốc tế.

Tuy nhiên, bản Hiến pháp hiện tại vẫn trao nhiều quyền lực cho quân đội. Đặc biệt1/4 ghế trong Quốc hội vẫn được dành cho giới quân nhân.

Lãnh đạo đối lập và là nghị sĩ Quốc hội bà Aung San Suu Kyi đã ngỏ ý muốn ra tranh cử tổng thống Miến Điện vào năm 2015.

Trong khí đó Hiến pháp hiện hành, theo đó cấm người Miến Điện giữ trọng trách lãnh đạo đất nước nếu người đó kết hôn với người ngoại quốc ngoài hay có con mang quốc tịch nước ngoài.
 Đây chính là trường hợp của bà Aung San Su Kyi.

 Như vậy muốn ra tranh cử tổng thống thì Quốc hội phải sửa đổi Hiến pháp.
 Để là được điều đó thì lại phải được trên 75% đại biểu Quốc hội thông qua, tức là nhất thiết phải có sự ủng hộ của giới quân đội.

 Hiện tại việc sửa đổi Hiến pháp vẫn bế tắc do có nhiều tranh cãi trong Quốc hội.


Switch mode views: