Chuyên gia Mỹ : Trung Quốc có ý hướng dùng sức mạnh để thúc ép Nhật Bản
- Thứ Sáu, 03 tháng Năm năm 2013 18:54
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tàu tuần dương Nhật kèm sát tàu Hải giám 66 của Trung Quốc (G) ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp từ trên không ngày 23/04/2013
REUTERS/Kyodo
Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của mình để lấn lướt Tokyo, nhưng sẽ tránh một cuộc đối đầu theo kiểu chiến tranh lạnh với Washington.
Trên đây là kết luận chủ yếu của một công trình nghiên cứu Mỹ được ngày 03/05/2013.
Bản báo cáo của viện nghiên cứu Carnegie Endowment for International Peace, trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ, được coi là một nghiên cứu công khai toàn diện nhất về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động trên liên minh Mỹ-Nhật trong những năm tới đây.
Dưới tựa đề “Quân sự Trung Quốc và Liên minh Mỹ-Nhật Bản vào năm 2030” (China’s Military and the U.S.-Japan Alliance in 2030), các chuyên gia Mỹ ghi nhận rằng với chí phí quốc phòng luôn tăng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc ngày càng tạo ra những quan hệ căng thẳng với Nhật Bản, nước đang lên tiếng báo động về tần số càng lúc càng dồn dập của các vụ tàu Trung Quốc đột nhập vào khu vực bao quanh quần đảo đang tranh chấp giữa hai bên.
Theo các chuyên gia Mỹ, nhìn một cách tổng quát thì chủ trương của Trung Quốc vẫn là chỉ dùng vũ lực như một phương cách tối hậu trong vấn đề đối ngoại.
Thế nhưng hiện nay, Bắc Kinh có thể thấy có lợi trong việc xử lý vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như là một trường hợp đặc biệt, tức là viện đến sức mạnh để đạt mục tiêu giành lấy chủ quyền.
Báo cáo viết : “Trong vòng từ 15 đến 20 năm tới đây, thách thức tiềm tàng đối với liên minh Mỹ-Nhật không bao hàm một cuộc xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Hoa Kỳ - chẳng hạn như trong trường hợp Trung Quốc cố gắng dùng sức mạnh trục xuất Mỹ ra khỏi khu vực”.
Thách thức nhiều khả năng xẩy ra nhất, theo bản báo cáo, sẽ bắt nguồn từ “sức mạnh cưỡng chế ngày càng tăng của Bắc Kinh”.
Tiềm lực quân sự của Trung Quốc ngày càng mạnh có thể cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng hoặc tìm cách giải quyết tranh chấp với Tokyo theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc.
Đối với các tác giả, “các thay đổi đáng kể” - chẳng hạn như một cuộc chiến tranh lạnh tại châu Á giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh, hoặc khả năng Châu Á bị Trung Quốc hoàn toàn khống chế, các điều này chưa thể xẩy ra vào thời điểm năm 2030.
Related news items:
Tin mới
- Hơn 600 người chết trong vụ sập xưởng may tại Bangladesh cuối tháng Tư - 06/05/2013 01:43
- Biển Đông : Trung Quốc nhắc lại lập trường đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp - 06/05/2013 01:34
- Thất vọng, hai vợ chồng cùng bỏ Đảng CSVN - 05/05/2013 00:08
- Mỹ: Sinh viên mới ra trường khó kiếm việc, lo lắng tương lai - 05/05/2013 00:00
- Ngoại trưởng Ấn Độ có thể sẽ hủy chuyến đi Trung Quốc - 04/05/2013 22:42
- Giới phóng viên Việt Nam phản ứng đề xuất sửa Luật báo chí của Bộ Công an - 04/05/2013 22:35
- Thủ tướng Thái kiện một nhà vẽ tranh biếm họa - 04/05/2013 18:51
- Bộ Nội An ra lệnh kiểm soát kỹ chiếu khán du học sinh vào Mỹ - 04/05/2013 04:48
- Kỹ sư Trung Quốc ăn cắp tài liệu kỹ thuật của GM bị bỏ tù - 03/05/2013 20:47
- Liên Hiệp Quốc họp bàn về Syria, Hoa Kỳ không loại trừ việc vũ trang cho phe nổi dậy - 03/05/2013 19:31
Các tin khác
- Lý do gây thù hận tôn giáo ở Miến Điện - 02/05/2013 22:52
- Châu Âu nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng và chống nạn thất nghiệp nơi giới trẻ. - 02/05/2013 16:23
- Miến Điện truy tố một phụ nữ Hồi giáo gây ra làn sóng bạo động - 02/05/2013 16:16
- Cạnh tranh khốc liệt thị trường gạo - 02/05/2013 05:28
- Pháp - Đức bất hòa do chính sách khắc khổ - 01/05/2013 21:06
- Nạn buôn phụ nữ Đông Nam Á làm gái mại dâm ngày càng nghiêm trọng - 01/05/2013 20:57
- Seoul hy vọng sớm đạt thỏa thuận với Bình Nhưỡng về Kaesong - 01/05/2013 20:48
- Nhật Bản : 40 lãnh đạo của Sony từ chối nhận tiền thưởng - 01/05/2013 20:40
- Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ đòi đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC - 01/05/2013 20:33
- Hagel : Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật bao trùm quần đảo Senkaku - 30/04/2013 22:59