Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran: Lợi, hại thế nào với châu Á?
- Thứ Năm, 07 tháng Sáu năm 2018 21:16
- Tác Giả: Thùy Dương
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi - phải) tiếp đồng nhiệm Iran Mohammad Javad Zarif, tại Bắc Kinh, ngày 13/05/2018
REUTERS/Thomas Peter
Ngày 08/05/2018, tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà Washington dưới thời Barack Obama và 5 nước Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc đã ký với Iran hồi năm 2015 tại Vienna.
Sự kiện 08/05 đã đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ quốc tế. Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đã chôn vùi mọi nỗ lực hợp tác đa phương trong cộng đồng tế.
Người được, kẻ mất. Người vui, kẻ buồn.
Nếu quyết định trên được Israel và Ả Rập Xê Út hoan nghênh, thì nó lại bị các nước châu Âu, Nga và Trung Quốc chỉ trích.
Hậu quả của việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạn nhân Iran đối với các nước châu Âu đã được nhắc tới nhiều.
Còn hệ quả đối với châu Á thì sao ? Trên đây là câu hỏi đặt ra trong bài viết « Thỏa thuận hạt nhân Iran : Châu Á hưởng lợi hay bị thiệt hại thế nào từ việc Mỹ rút lui ? ».
Bài viết của nhà báo, chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế Fabien Herbert, và được đăng trên trang mạng châu Á Asialyst ngày 29/05/2018.
Nga và Trung Quốc, hai đầu tầu đưa đưa Iran hòa nhập vào châu Á, phản ứng thế nào về quyết định của tổng tống Mỹ Donald Trump ?
Nga chắc chắn là quốc gia chỉ trích mạnh mẽ nhất quyết định của Donald Trump.
Trước khi tổng thống Mỹ thông báo, ngay từ hồi tháng 04/2018, Matxcơva đã ủng hộ Teheran khi Iran từ chối thương lượng về một thỏa thuận hạt nhân mới.
Trong lĩnh vực kinh tế, Nga, cũng như Liên Hiệp Châu Âu, đều không có lợi gì khi Washington áp dụng biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp làm ăn với Iran.
Nhưng khác với các nước châu Âu, Nga dường như quyết tâm duy trì quan hệ thương mại với Iran.
Sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, Matxcơva và Teheran đã có thể xích lại gần nhau trong chính sách địa chính trị thông qua lĩnh vực kinh tế.
Hai nước vốn có chung quan điểm về hồ sơ khủng hoảng Syria : cả hai đều là đồng minh của chế độ Bachar al Assad.
Trao đổi thương mại giữa hai nước, sau khi sụt giảm còn 1.24 tỉ đô la vào năm 2015 đã tăng vọt lên thành 7 tỉ đô la trong năm 2016, với các hợp đồng trị giá tới 40 tỉ đô la, chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng và quân sự.
Nga đã dùng « Liên minh kinh tế Á-Âu » để đáp trả quyết định của Mỹ, với việc ký một thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa Iran và Liên minh kinh tế Á-Âu, hướng tới hiệp định tự do mậu dịch dự kiến được ký kết trong 3 năm tới.
Như vậy, Nga đang cho thấy họ muốn ủng hộ đồng minh mới Iran.
Về phần Trung Quốc, Bắc Kinh phản ứng « chừng mực hơn ».
Chính phủ Trung Quốc thông báo chính thức là « lấy làm tiếc » về quyết định của Donald Trump và khẳng định muốn « duy trì quan hệ với tất cả các bên ».
Hiện nay, Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu của Iran nên việc Bắc Kinh có quyết định ngả theo Mỹ hay không sẽ có hệ quả rất lớn đối với nền kinh tế Iran.
Tạm thời, Bắc Kinh có quyết định khá giống Matxcơva và muốn tiếp tục quan hệ thương mại với Teheran, duy trì các hợp đồng đã ký kết với Iran.
Các hợp đồng này có giá trị trong vòng 25 năm và lên tới 600 tỉ đô la.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng hưởng « những món hời lớn » khi Mỹ hủy thỏa thuận hạt nhân Iran. Quyết định của Mỹ sẽ buộc các doanh nghiệp châu Âu rút lại các hợp đồng và ngưng đầu tư vào Iran.
Điển hình là trường hợp của tập đoàn Total của Pháp. Total đã buộc phải thông báo không thể tiếp tục dự án đầu tư vào Iran, vì các lợi ích của tập đoàn Pháp trong làm ăn với Hoa Kỳ là rất lớn.
Ngay lập tức, tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC đã thế chân Total ký nhiều hợp đồng với Iran.
Chắc chắn sẽ còn nhiều tập đoàn Trung Quốc hưởng lợi như vậy nếu các doanh nghiệp châu Âu ngưng đầu tư vào Iran.
Teheran cũng ý thức được tầm quan trọng của các nhà đầu tư Trung Quốc. Sau ngày 08/05, Bắc Kinh là đối tác đầu tiên ngoại trưởng Iran Zarif tìm đến để thảo luận về tương lai. Chuyến đi đó cũng là điều tất yếu.
Ấn Độ và Hàn Quốc bị ảnh hưởng như thế nào ?
Nga và Trung Quốc phản đối Mỹ trong hồ sơ hạt nhân Iran là điều dễ hiểu, vì hai quốc gia này đã tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc và Nga, mà nhiều nước châu Á khác đều được hưởng lợi khi quốc tế bỏ cấm vận Iran vào năm 2015.
Đó là trường hợp của New Delhi. Ấn Độ là khách hàng lớn thứ hai của Iran, sau Trung Quốc, còn Hàn Quốc là khách hàng lớn thứ ba và nhà cung cấp quan trọng thứ tư cho Iran.
Năm 2015, New Delhi đã tranh thủ thỏa thuận hạt nhân Iran để xích lại gần Teheran.
Ngoài các lý do kinh tế, Ấn Độ cũng không muốn để kẻ thù Pakistan là nước duy nhất được hưởng lợi từ thỏa thuận này.
Tháng 02/2017, New Delhi và Teheran cũng đã ký 15 hợp đồng và bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác, trong đó có hợp đồng liên quan đến xây dựng một đường ống dẫn dầu mà Nga cũng sẽ tham gia.
Trước đó, hồi năm 2016, Ấn Độ và Afghanistan đã cùng ký với Iran thỏa thuận phát triển cảng biển Chabahar ở nước này, nhằm cạnh tranh với các nhà đầu tư Trung Quốc vào cảng biển Gwadar của Pakistan.
Hiện nay, Ấn Độ đang lâm vào thế khó xử.
Liên minh với Washington trên sân khấu địa chính trị để tạo đối trọng với Trung Quốc ở châu Á, nhưng New Delhi lại không muốn ngả hẳn sang Mỹ trên hồ sơ Iran.
Còn đối với Hàn Quốc, thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 là một cơ hội để Seoul xích lại gần Teheran cả về kinh tế và ngoại giao.
Hồi năm 2016, tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã sang thăm Teheran.
Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc công du Iran. Sau đó, trong năm 2017, Iran đã ký một hợp đồng trị giá 720 triệu euro với đại tập đoàn Hyundai.
Nhưng có lẽ sẽ rất khó để Seoul tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Teheran và chấp nhận bị Mỹ trừng phạt, vì lợi ích của Hàn Quốc gắn liền với Mỹ, cả về kinh tế và địa chính trị.
Tạm thời, New Delhi và Seoul đều chưa đưa ra các quyết định liên quan tới đầu tư vào Iran.
Nói tóm lại, tại châu Á, việc Mỹ hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran không chỉ liên quan đến lợi ích kinh tế mà ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược địa chính trị trong khu vực.
Iran thu hút sự quan tâm của nhiều cường quốc trong khu vực, trước tiên là Nga và Trung Quốc. Hai nước này đều muốn kéo Iran vào « trục chống Mỹ » tại châu Á.
Về phần Ấn Độ, nước này cũng có lợi nếu duy trì quan hệ với Iran để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại lục địa này.
Và cuối cùng, việc Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cũng có những tác động tới hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Đường lối hòa giải của tổng thống Iran Hassan Rohani đối với phương Tây đã bị tổng thống Mỹ phá hỏng.
Điều này có thể củng cố thêm chiến lược hiện tại của Kim Jong Un : duy trì vũ khí nguyên tử, bởi vì Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ tránh khỏi nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.
Tin mới
- Singapore ráo riết chuẩn bị thượng đỉnh Trump-Kim - 08/06/2018 23:38
- Thượng đỉnh Trump-Kim và giấc mơ thịnh vượng - 08/06/2018 23:30
- Trung-Nhật : Đường dây « điện thoại nóng » để tránh xung đột ở Hoa Đông - 08/06/2018 23:05
- Tổng thống Nga Vladimir Putin công du Trung Quốc - 08/06/2018 19:08
- Syria : Daech gia tăng tấn công lực lượng chính phủ - 08/06/2018 19:01
- Chiến tranh Đông Dương - Nơi tận cùng của thế giới - 08/06/2018 16:25
- Donald Trump nói sẵn sàng mời Kim Jong Un sang Mỹ - 08/06/2018 16:13
- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lên tiếng về vụ "Đặc khu cho thuê 99 năm" - 08/06/2018 15:31
- Cáo phó thành ‘cáo trạng’, phải rút khỏi trang web - 07/06/2018 21:46
- Thượng đỉnh Singapore: Cả Trump và Kim tìm cách tránh bị sập bẫy - 07/06/2018 21:36
Các tin khác
- Iran: Chuyên gia các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân họp tại Teheran - 07/06/2018 21:02
- Đối đầu Iran-Israel và thế cân bằng tế nhị của Nga - 07/06/2018 20:36
- Miến Điện cho phép LHQ tiếp cận khu vực người Rohingya - 07/06/2018 19:54
- Thương mại: Trung Quốc đề nghị mua 70 tỷ đô la hàng Mỹ - 07/06/2018 14:33
- Facebook lại bị tố chia sẻ thông tin cá nhân cho Trung Quốc - 07/06/2018 14:12
- G7 : Macron và Trudeau kêu gọi một « mặt trận đa phương » chống Trump - 07/06/2018 14:05
- NATO họp bàn chia sẻ gánh nặng với Mỹ - 07/06/2018 13:58
- TT Trump: Kết quả bầu sơ bộ ‘rất tốt đẹp’ cho Đảng Cộng Hòa - 06/06/2018 21:46
- Chiến lược phùng thời của lãnh đạo Bắc Triều Tiên - 06/06/2018 19:14
- Nhật muốn được « bảo đảm » trước thượng đỉnh Trump-Kim - 06/06/2018 18:54