Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ý lập chính phủ dân túy bài châu Âu

italy-politics dan tuy

Thủ tướng Ý Guiseppe Conte (T) chờ tổng thống Sergio Mattarella ký duyệt tài liệu tại dinh Quirinal, Roma, ngày 31/05/2018.
Italian Presidential Press Office/Handout via REUTERS

Tại Ý, sau gần ba tháng thương lượng, rút lui, chiều 01/06/2018, chính phủ liên minh giữa Phong Trào Năm Sao (M5S) phản hệ thống và đảng Liên Đoàn cực hữu sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức tại Roma.

Tân thủ tướng Giuseppe Conte, một luật gia 53 tuổi, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm chính trường, hứa chống chính sách thắt lưng buộc bụng và tăng cường an ninh.

Từ Roma, thông tín viên RFI Huê Đăng nhận xét quá trình lập chính phủ Ý như mua bán ngoài chợ, trả giá, làm căng rồi xuống nước :

« Chiều tối hôm qua (31/05/201/), lúc 22 giờ, ông Giuseppe Conte, với danh sách hội đồng bộ trưởng mới trong tay, đã trở lại dinh tổng thống để hội kiến với ông Sergio Mattarella.Trong bản danh sách này, ông Paolo Savona, vốn là cái cớ để hai đảng dân túy mặc cả với tổng thống đã chuyển sang ghế bộ trưởng chuyên trách các vấn đề châu Âu.

Trong khi người sẽ giữ ghế bộ trưởng Kinh Tế là ông Giovanni Tria, kinh tế gia, giảng sư đại học, giám đốc trung tâm Center in Economic and International Studies, phó chủ tịch của Comite for Information Computers and Communication Policites.
 Như thế là sau cùng, liên minh dân túy, nhất là đảng Lega, đã phải chấp nhận thay ngựa của bộ Kinh Tế như tổng thống Mattarella đã đề nghị.

Vì sao chỉ trong vòng trên dưới ba ngày mà cả Di Maio lẫn Salvini đã phải thay đổi chiến thuật, đi đến hòa hoãn với tổng thống với mục tiêu là phải thành lập cho được chính phủ dân túy thay vì đi bầu ngay lại lập tức với hy vọng sẽ được tăng phiếu ?

Lý do là nếu đi bầu lại ngay lập tức thì cuộc tranh cử lần này sẽ biến thành một kiểu trưng cầu dân ý giữa hai lựa chọn : hoặc tiếp tục là thành viên Liên Hiệp Châu Âu và nằm trong khối đồng euro, hoặc rút ra khỏi châu Âu và đồng euro.

Bỏ qua các tuyên truyền đao to búa lớn bài xích châu Âu hay tẩy chay đồng euro của các đảng dân túy, vấn đề là cho đến ngay trong các cử tri đã bỏ phiếu cho Năm Sao hay Lega, cũng có nhiều người vốn có cơ sở sản xuất với những quan hệ đối tác với các nước trong Liên Hiệp Châu Âu và giao dịch bằng đồng euro, họ thấy công việc làm ăn của họ sẽ bị đe dọa nếu bị hất ra khỏi châu Âu và không còn nằm trong khối đồng euro, gây thêm khó khăn trong việc kinh doanh của họ.

Do đó, trong lần bầu cử tới, không chắc gì cả hai đảng dân túy thu hút cử tri vốn không muốn mạo hiểm với viễn cảnh trở lại đồng tiền Lire, vốn đã từng bị phá giá và không còn được hưởng quy chế tự do mậu dịch giữa các thành viên châu Âu.

Lý do thứ hai là Năm Sao và Lega chỉ vừa mới manh nha muốn ra khỏi châu Âu và khối đồng euro mà cả thị trường tài chánh đã bắt đầu báo động và thị trường chứng khoán Ý bị mất giá.
Nếu tiếp tục giữ tình trạng xáo trộn và bất ổn thêm chừng vài tuần nữa thì Ý có thể rơi vào tình trạng Nhà nước phá sản.

Nếu viễn cảnh đó diễn ra, lúc đó, Năm Sao và Lega, có lên nắm chính phủ được, thì chỉ có trong tay một nền kinh tế phá sản.
Đó là lý do vì sao liên minh dân túy đi nước cờ lui.

Trước mắt, có thể nói tổng thống Mattarella đã thắng được ván cờ đầu, có nghĩa là gỡ được quả bom nổ chậm Savona ra khỏi bộ Kinh Tế, nhưng còn cần phải chờ xem những tháng tới, liên minh dân túy Năm Sao và Lega sẽ còn tàn phá nước Ý đến mức độ nào ».

Switch mode views: