Syria chủ trì hội nghị giải trừ quân bị quốc tế, nhiều nước phản đối
- Thứ Ba, 29 tháng Năm năm 2018 18:50
- Tác Giả: Trọng Thành
Đại sứ Mỹ Robert Wood ra khỏi cuộc họp để phản đối việc Syria làm chủ tịch luân phiên tại Genève bắt đầu từ 29/05/2018.
REUTERS/Denis Balibouse
Chức chủ tịch luân phiên của Hội Nghị Giải Trừ Quân Bị của Liên Hiệp Quốc, ở Genève, đến lượt chính quyền Syria đảm nhiệm, bắt đầu từ hôm nay, 28/05/2018, sẽ kéo dài trong một tháng.
Chính quyền Assad - bị cáo buộc dùng vũ khí hóa học chống lại chính người dân nước mình - giờ đây lại chủ tọa một hội nghị có sứ mạng tăng cường kiểm soát quốc tế để không quốc gia nào sử dụng hay phát triển vũ khí hóa học. Do vậy, nhiều quốc gia phản đối.
Theo AFP, đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại định chế nói trên của Liên Hiệp Quốc, ông Robert Wood, gửi một thông điệp trên Twitter :
« Ngày thứ Hai 28/05 sẽ là một trong những ngày đen tối nhất trong lịch sử của Hội Nghị Giải Trừ Quân Bị, với việc Syria bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch trong bốn tuần ». Theo đại diện Mỹ, chế độ Damas « không có được sự tin cậy, cũng như thẩm quyền đạo lý » để chủ trì hội nghị này.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế không nên im lặng.
Đại diện nhiều nước khác cũng cực lực phản đối chức chủ tịch luân phiên dành cho Syria.
Để không cản trở hoạt động của hội nghị, một số nước vẫn sẽ tham gia nhưng không cử đại sứ.
Chế độ Damas nhiều lần bị cáo buộc dùng vũ khí hóa học chống lại thường dân.
Sau vụ thảm sát năm 2013 tại vùng Đông Ghouta, dưới áp lực quốc tế, chính quyền Syria phải chấp nhận phá hủy hệ thống vũ khí hóa học.
Tuy nhiên, kể từ đó, Damas tiếp tục bị tố cáo tiến hành nhiều vụ tấn công hóa học khác.
Theo các điều tra của chuyên gia Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học, chế độ Bachar Al Assad phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng khí sarin tại Khan Cheikhoun ngày 04/04/2017, khiến hơn 80 người thiệt mạng.
Trả lời câu hỏi của báo giới, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonia Guterres nhấn mạnh là ông không có bất cứ thẩm quyền nào để can thiệp, nhằm thay đổi quy chế chủ tịch luân phiên của Hội Nghị Giải Trừ Quân Bị, đồng thời bảo đảm là chức chủ tịch do Syria đảm nhiệm không có « ảnh hưởng tiêu cực » đến công việc của hội nghị này.
Theo trật tự abc, sau Thụy Sĩ (Switzerland), đến lượt Syria chủ tọa diễn đàn nói trên của Liên Hiệp Quốc.
Tin mới
- Đảng cầm quyền Nhật muốn trang bị hàng không mẫu hạm - 30/05/2018 19:01
- Quân đội Syria sắp tấn công phe nổi dậy ở miền nam - 30/05/2018 18:50
- Ý: Thủ tướng được chỉ định chưa thể lập nội các - 30/05/2018 16:49
- Nga nhất định không nhận trách nhiệm về vụ MH17 trước Liên Hiệp Quốc - 30/05/2018 16:38
- Trò hề: CSVN tặng cờ cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn - 30/05/2018 07:06
- Gián điệp của Obama trong Uỷ Ban Tranh Cử của Trump. - 30/05/2018 03:32
- Quan hệ quân sự Mỹ-Trung lại gặp sóng gió - 29/05/2018 22:42
- Biển Đông : Tạo rủi ro khi khoan dầu, Trung Quốc muốn bóp nghẹt kinh tế Việt Nam - 29/05/2018 22:05
- Cựu trùm mật vụ Bắc Triều Tiên đi Mỹ chuẩn bị cho thượng đỉnh Kim-Trumg - 29/05/2018 20:39
- Libya : Hội nghị Paris chuẩn bị cho tổng tuyển cử - 29/05/2018 19:02
Các tin khác
- Tây Ban Nha – Colombia tranh cãi vì hàng tấn vàng - 29/05/2018 16:03
- Cứu vãn thượng đỉnh Mỹ- Bắc Triều Tiên, Trump và Kim thực sự muốn gì ? - 28/05/2018 16:48
- Tập Cận Bình « thọc gậy bánh xe » cuộc gặp Trump-Kim ? - 28/05/2018 16:26
- Đức : Phe ủng hộ và chống dân túy « đối đầu » ở Berlin - 28/05/2018 15:32
- Pháp – Thổ Nhĩ Kỳ : Gọi Erdogan là “ nhà độc tài”, tuần báo Le Point bị sách nhiễu - 28/05/2018 14:34
- Ủy Ban Châu Âu ban hành biện pháp giảm rác thải nhựa trên biển - 28/05/2018 14:13
- Biển Đông: Hai chiến hạm Mỹ đến gần Hoàng Sa, Trung Quốc phản đối - 28/05/2018 14:06
- Mỹ cấp thêm 15,000 visa H-2B vì thiếu nhân công - 28/05/2018 01:33
- Tổng Thống Trump đả kích ‘nguồn tin giả’ từ Bạch Ốc đưa ra - 28/05/2018 01:25
- Nhật-Nga tìm giải pháp cho tranh chấp về quần đảo Kuril - 28/05/2018 01:06