Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Lãnh đạo Miến Điện Suu Kyi lần đầu tiên đi thăm bang Rakhine

AungKyi-rohingya

Bà Aung San Suu Kyi đến Sittwe, Rakhine, ngày 02/11/2017.
REUTERS/Stringer

Bà Aung San Suu Kyi ngày hôm nay, 02/11/2017 lần đầu tiên đến thăm bang Rakhine trong tư cách nhân vật lãnh đạo Miến Điện.

Đây là khu vực có đa số cư dân là người Hồi Giáo Rohingya mà hơn nửa triệu người trong thời gian qua đã phải bỏ chay qua tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh do các chiến dịch bố ráp của Quân Đội Miến Điện.

Bà Aung Sann Suu Kyi đã đến Sittwe, thủ phủ bang Rakhine vào buổi sáng, rồi sau đó đi ngay đến vùng phía Bắc của bang, nơi có nhiều ngôi làng của sắc dân Rohingya.

Ông Tin Maung Swe, một lãnh đạo trong chính quyền bang Rakhine, cho biết : « Bà Cố Vấn Quốc Gia vừa đến nhưng bà ấy đang đi lên Maungdaw, ở miền bắc Rakhine, cùng với các quan chức của bang ».
Cố Vấn Quốc Gia là chức danh chính thức của bà Aung San Suu Kyi từ khi lên cầm quyền.

Phát ngôn viên của chính phủ Zaw Htay thì từ chối tiết lộ chương trình làm việc của bà Suu Kyi, viện dẫn lý do an ninh.

Đây không phải là lần đầu tiên mà bà Aung San Suu Kyi đến thăm bang Rakhine.
Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2015, bà đã đến miền Nam Rakhine, nơi không xẩy ra nhiều xung đột.
Nhưng hôm nay, là lần đầu tiên bà đến Rakhine, và đến miền Bắc, nơi đang bị khủng hoảng gay gắt.

Chuyến thăm này diễn ra sau khi nhân vật số một trong chính quyền dân sự tại Miến Điện bị quốc tế chỉ trích về phản ứng quá thụ động trước trong làn sóng di cư của người Rohingya chạy qua Bangladesh để tránh các chiến dịch của quân đội Miến Điện, bị chính Liên Hiệp Quốc gọi là một cuộc thanh lọc sắc tộc.

Từ ngày 25 tháng Tám đến nay, đã có hơn 600.000 người Hồi Giáo Rohingya trốn sang Bangladesh, khi các lực lượng an ninh ở Miến Điện, nước có đa số theo Phật Giáo, bắt đầu những hoạt động được gọi là chiến dịch dẹp loạn nhằm đối phó với những cuộc tấn công đẫm máu của quân nổi dậy vào các đồn cảnh sát.

Chiến dịch này bị tố cáo là bao gồm cả việc đốt cháy các ngôi làng của người Rohingya và các vụ vi phạm nhân quyền trên bình diện rộng như hãm hiếp phụ nữ, nổ súng giết người do binh lính Miến Điện hay đám đông người Phật Giáo tiến hành.

Làn sóng di cư qua Bangladesh đã chậm lại ở một số điểm nhưng chưa dừng hẳn.
Vào sáng nay, vẫn có ít nhất 2000 người Rohingya trong tình trạng hoảng hốt và đói khát, bám trụ tại các ruộng lúa gần một đường biên giới băng qua sông Naf.

Họ đã đợi hơn 24 giờ để được phép vào Bangladesh.


Switch mode views: