Cựu lãnh đạo lực lượng du kích FARC ra tranh cử tổng thống Colombia
- Thứ Năm, 02 tháng Mười Một năm 2017 14:42
- Tác Giả: Minh Anh
Cựu lãnh đạo Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia- FARC, Rodrigo Londono Echeverri, còn được mệnh danh là "Timochenko". Ảnh ngày 27/08/2017, tại Bogota.
Raul Arboleda / AFP
Hôm qua, 01/11/2017, phát ngôn viên của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia – FARC – thông báo là ông Rodrigo Londono, còn gọi là Timochenko, sẽ ra ứng cử trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 05/2018.
FARC đã ký hiệp định hòa bình với chính phủ Colombia và từ tháng Tám vừa qua, trở thành một tổ chức chính trị.
Tại Bogota, ban lãnh đạo FARC cũng thông báo danh sách các ứng viên trong cuộc bầu cử lập pháp.
Theo hiệp định hòa bình, từ nay đến 2026, FARC được quyền chỉ định 10 nghị sĩ (5 người ở Hạ viện và 5 người ở Thượng viện).
Như vậy, việc ra ứng cử lập pháp của các đại diện FARC chỉ mang tính chất tượng trưng.
Từ Bogota, thông tín viên Marie-Eve Detoeuf cho biết thêm thông tin :
« Timochenko 58 tuổi. Ông đã trải qua 30 năm tham gia lực lượng du kích. Tất cả các nghị sĩ tương lai thuộc tổ chức FARC cũng đều là những cựu thủ lĩnh du kích.
Danh sách những người ra ứng cử đã làm dấy lên rất nhiều phản ứng. Và nhất là từ phía cánh hữu.
Việc các du kích quân giải ngũ tham gia hoạt động chính trị đã được quy định trong hiệp định hòa bình năm 2016.
Thượng nghĩ sĩ Antonio Navaro, người từng tham gia FARC lúc còn trẻ, đã nhắc lại rằng đây là hệ quả lô-gích của mọi cuộc đàm phán hòa bình.
Tuy nhiên, viễn cảnh nhìn thấy những người trước đây bị coi là khủng bố, nay trở thành nghị sĩ, làm cho nhiều dân Colombia bị choáng váng.
Hơn nữa, tòa án công lý đặc biệt, được quy định trong hiệp định hòa bình, vẫn còn chưa được thành lập. Điều gì sẽ xẩy ra nếu như ứng viên hoặc nghị sĩ thuộc tổ chức FARC bị kết tội.
Giới phân tích cũng tự hỏi về tác động chính trị của việc ông Timochenko ra ứng cử tổng thống.
Cựu lãnh đạo du kích không hề có cơ may nào trong cuộc bầu cử, nhưng sự hiện diện của ông ta sẽ tác động đến cuộc tranh luận bầu cử và chắc chắn sẽ còn gây chia rẽ, phân cực mạnh hơn giữa một bên là những người ủng hộ tái lập hòa bình và bên kia là những người chống đối ».
Tin mới
- Biển Đông: Trung Quốc thông báo đạt được một thỏa thuận với Việt Nam - 03/11/2017 17:38
- Nhà Ngô thứ hai nằm xuống loạn lạc nổi lên - 03/11/2017 04:23
- Nobel Kinh tế Richard Thaler: Kinh tế học hành vi làm thay đổi xã hội - 03/11/2017 03:15
- CIA cho giải mật tài liệu về trùm khủng bố Ben Laden - 03/11/2017 02:55
- Lãnh đạo Miến Điện Suu Kyi lần đầu tiên đi thăm bang Rakhine - 03/11/2017 01:53
- Các thách thức đón chờ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại châu Á - 03/11/2017 01:45
- Trung-Triều: Tập Cận Bình viết thư cho Kim Jong Un - 02/11/2017 22:40
- Nhà xuất bản Đức Springer Nature phải tự kiểm duyệt ở Trung Quốc - 02/11/2017 22:34
- Các lãnh đạo ly khai Catalunya trình diện tư pháp Tây Ban Nha - 02/11/2017 21:05
- Nga và Iran thắt chặt quan hệ đối phó với trừng phạt của Mỹ - 02/11/2017 20:46
Các tin khác
- Thẩm vấn nghi phạm vụ tấn công khủng bố New York - 02/11/2017 01:39
- Tổng thống Pháp trình bày luật chống khủng bố trước Tòa Nhân Quyền Châu Âu - 01/11/2017 19:34
- ASEAN và Trung Quốc diễn tập trên biển, Việt Nam vắng mặt - 01/11/2017 19:27
- Nhật Bản hy vọng cứu được TPP trước hội nghị APEC - 01/11/2017 18:24
- New York bị khủng bố bằng xe tải, cư dân vẫn bình tâm - 01/11/2017 17:26
- Pháp : Tình trạng khẩn cấp kết thúc sau hai năm ban hành - 01/11/2017 17:11
- Vụ Nga xen vào bầu cử Mỹ: Mátxcơva tố cáo những lập luận “hoang tưởng” - 01/11/2017 17:03
- Ukraina: Con trai bộ trưởng Nội Vụ bị bắt vì tham nhũng - 01/11/2017 16:37
- Tham vọng quân sự Trung Quốc khiến láng giềng bắt đầu lo ngại - 01/11/2017 16:25
- Trung Quốc phá âm mưu của Kim Jong Un nhằm giết cháu trai - 31/10/2017 18:44