Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ: Phiên điều trần của cựu giám đốc FBI phủ thêm bóng đen trên Nhà Trắng

trump-comey 6



Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và cựu giám đốc FBI James Comey (ảnh ghép)
REUTERS

Hôm qua, 08/06/2017, cựu giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) James Comey có phiên điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Mỹ về các cuộc tiếp xúc giữa ông và tổng thống Mỹ Donald Trump xoay quanh cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Nội dung buổi điều trần rất được mong đợi này không đưa ra những phát hiện trấn động nào như nhiều người dự báo, nhưng ít nhiều đã làm chao đảo vị thế của tổng thống Donald Trump sau chưa đầy nửa năm vào Nhà Trắng.

Cựu giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ FBI James Comey cách đây gần một tháng đã bị tổng thống Donald Trump đột ngột cách chức.

Phiên điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Mỹ ngày hôm qua chủ yếu nhằm để ông James Comey làm sáng tỏ thông tin có hay không việc tổng thống ra lệnh ngăn cản cuộc điều tra của FBI về mối liên hệ với Nga của cố vấn an ninh của tổng thống, tướng Michael Flynn, trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Danald Trump hồi năm 2016.

Dư luận Mỹ mong đợi xem cựu giám đốc FBI có đưa ra những chi tiết mới hay những bằng chứng cụ thể về việc tổng thống Donald Trump, trong các cuộc gặp riêng với ông James Comey, đã ra lệnh ngừng các cuộc điều tra về ông Flynn trong mối quan hệ với Nga, hay nói cách khác là tổng thống can thiệp, cản trở điều tra của tư pháp.

 Thế nhưng những phát biểu của ông James Comey trước các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ và truyền hình trực tiếp được đánh giá là không có gì mới và có sức « bùng nổ » ghê gớm có thể tác động mạnh đến chiếc ghế tổng thống Trump như một số đồn đoán trước đó.

Xuyên suốt nội dung điều trần, ông Comey chỉ khẳng định một điều là ông đã bị tổng thống Trump sa thải vì cuộc điều tra liên quan đến quan đến Nga, với mục đích gây ảnh hưởng đến cách thức tiến hành điều tra của FBI và ông đánh giá đó là điều rất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, phiên điều trần của cựu giám đốc FBI cũng phơi ra được những chi tiết thú vị về vị tổng thống đặc biệt của nước Mỹ.
Ông Comey kết tội ông Trump là « kẻ dối trá ». Dẫn chứng là trong tất cả các cuộc tiếp xúc nói chuyện riêng với tổng thống Trump, ông đều ghi chép đầy đủ, điều mà ông Comey không bao giờ làm với cựu tổng thống Obama.

Hay như giải thích về lý do sa thải ông, tổng thống nói rằng là vì tình hình hoạt động ở FBI rối ren, lộn xộn.
Cựu giám đốc FBI khẳng định, đó cũng là những lý lẽ « dối trá ».

Donald Trump đã được biết đến là một vị tổng thống phát ngôn tiền hậu bất nhất, giờ đây ông bị tố là « kẻ dối trá » thì quả là điều không thể xem nhẹ đối với tư cách một nguyên thủ quốc gia.

Ngoài ra, trong phiên điều trần hôm qua, ông James Comey đã có ít nhất 3 lần từ chối trả lời công khai các câu hỏi của các thượng nghị sĩ liên quan đến mối liên hệ có thể có giữa chính quyền Trump và Nga.

Ông hứa sẽ trả lời trong phiên họp kín với các thượng nghị sĩ. Điều này cho thấy cuộc điều tra về mối liên hệ với Nga vẫn còn những góc khuất để cuộc điều tra của tư pháp Mỹ làm sáng tỏ trong thời gian tới.

Có một điều mà dư luận cũng mong đợi, đó là phản ứng của đích thân tổng thống Trump, sau sự kiện liên quan trực tiếp đến ông.
Không giống như thường lệ, báo chí Mỹ mỏi mắt ngóng chờ một dòng twitt của tổng thống, nhưng không thấy đâu từ hôm qua.

Lần này, ông Donald Trump chọn cách phản pháo qua luật sư riêng Marc Kasowitz, để bác bỏ những nội dung điều trần của cựu giám đốc FBI.
Giới quan sát nhận định, có thể ông Trump đã ý thức được tầm quan trọng của sự việc, nên đã tỏ ra thận trọng hơn.

Dù những tình tiết điều trần của cựu giám đốc FBI chưa thể đẩy đi xa hơn vụ tổng thống Trump bị nghi ngờ cản trở tư pháp, nhưng cùng với các điều tra đang tiến hành về mối liên hệ và sự can dự của Nga vào bầu cử Mỹ, đó sẽ là một gánh nặng chính trị đeo đẳng chủ nhân Nhà Trắng trong thời gian tới.

Switch mode views: