Sắc luật bảo hộ mậu dịch của Donald Trump bị lên án
- Chúa Nhật, 02 tháng Tư năm 2017 21:27
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ngày ký sắc luật về thương mại quốc tế, ngày 31/03/2017.
REUTERS/Carlos Barria
Hôm thứ Sáu 31/03/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump ký hai sắc luật gọi là « chống các nước gây hại cho kinh tế Mỹ ».
Nhà Trắng muốn gì, làm gì ? Phản ứng quốc tế ra sao ?
Theo bộ trưởng Ngoại Thương Wilbur Ross, trong vòng ba tháng tới đây sẽ thiết lập một danh sách « từng quốc gia, từng món hàng, từng trường hợp gian lận » trong giao dịch với Mỹ.
Mọi châu lục đều bị đặt trong tầm nhắm : Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…ở châu Á. Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Ai Len… ở châu Âu rồi Canada, Mêhicô ở châu Mỹ.
Mục đích của Washington là sử dụng danh sách này để xét lại các hiệp định tự do mậu dịch đa phương mà định chế cột trụ là Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Nhiều nước đã lên tiếng tố cáo âm mưu bảo hộ mậu dịch của chính quyền Trump đi ngược lại trào lưu toàn cầu hóa hiện nay.
Tại châu Âu, chính phủ Đức phản ứng mạnh. Bộ trưởng Thương Mại Brigitte Zypries lưu ý Washington là lý do làm cho cán cân ngoại thương Mỹ-Đức, nghiêng về phía Đức và tăng gấp đôi trong 10 năm qua, không phải vì nước ngoài mà một phần là do lỗi xí nghiệp Mỹ cạnh tranh yếu.
Thủ tướng nước Ý, Paolo Gentiloni, trước những chỉ trích Roma « lạm dụng tự do mậu dịch », cho biết ông sẽ nhân Thượng đỉnh G7, vào tháng 5 tới đây tại Sicile, có tổng thống Mỹ tham dự, kêu gọi « tái xác định niềm tin vào kinh tế tự do và xã hội rộng mở » cội nguồn của sự phồn vinh từ nhiều thập niên qua.
Còn tại Bắc Mỹ, thủ tướng Canada Justin Trudeau tránh đối đầu với Donald Trump nhưng khẳng định chủ trương của Ottawa là « tăng trưởng đồng đều ».
Tin mới
- Mỹ sưởi ấm quan hệ với Ai Cập - 03/04/2017 16:32
- Hải quân Mỹ-Nhật-Hàn tập trận ngoài khơi Hàn Quốc - 03/04/2017 16:19
- Trump sẵn sàng tự giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên - 03/04/2017 16:10
- Mỹ điều thêm 2 khu trục hạm đến tuần tra Biển Đông - 03/04/2017 16:03
- Vụ người Hoa bị bắn chết: 6000 người biểu tình tại Paris - 03/04/2017 15:56
- Khủng hoảng tại Venezuela : Khối thị trường chung Nam Mỹ cảnh báo Maduro - 02/04/2017 23:31
- Bầu cử tổng thống tại Serbia : Thủ tướng đương nhiệm hy vọng đắc cử ngay vòng một - 02/04/2017 22:12
- Thụy Điển: Bob Dylan đến Stockholm nhận giải Nobel Văn học - 02/04/2017 21:59
- Bầu tổng thống Pháp : ngày N-22 - 02/04/2017 21:41
- Trung Quốc khánh thành 7 vùng tự do mậu dịch mới - 02/04/2017 21:34
Các tin khác
- Philippines : Tầu khu trục Mỹ đến Subic khẳng định lịch sử quan hệ đối tác - 02/04/2017 21:02
- Trung Quốc : 3 quan điểm đối phó với Bắc Triều Tiên - 01/04/2017 18:35
- Phe nổi dậy cộng sản Philippines đồng ý thảo luận ngưng bắn - 01/04/2017 18:14
- Bắc Triều Tiên : Hoa Kỳ ban hành các biện pháp trừng phạt mới - 01/04/2017 18:08
- Đài Loan muốn hợp tác với Philippines, tham gia đối thoại về Biển Đông - 01/04/2017 18:02
- Miến Điện : Bầu cử mang tính trắc nghiệm cho uy tín của Aung San Suu Kyi - 01/04/2017 17:56
- Tổng thống Trump xem xét việc đến Việt Nam dự APEC - 01/04/2017 14:55
- Tại hội nghị ngoại trưởng NATO, Mỹ tố cáo Nga “xâm lược” Ukraina - 31/03/2017 19:01
- Thông điệp cứng rắn của Mỹ gởi châu Âu : Chi nhiều hơn cho quốc phòng - 31/03/2017 18:25
- Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ gặp rắc rối - 31/03/2017 18:01