Phe nổi dậy cộng sản Philippines đồng ý thảo luận ngưng bắn
- Thứ Bảy, 01 tháng Tư năm 2017 18:14
- Tác Giả: Thụy My
Biểu tình ủng hộ phong trào nổi dậy cộng sản tại Manila ngày 31/03/2017.
REUTERS/Erik De Castro
Phe cộng sản Philippines, vốn là một trong những đội quân nổi dậy lâu đời nhất thế giới, hôm nay 01/04/2017 cho biết sẵn sàng thảo luận về một cuộc ngưng bắn chính thức do chính phủ đề nghị, trong lần thương thảo bắt đầu vào ngày mai tại Hà Lan.
Đây là vòng thương lượng thứ tư giữa Mặt trận Quốc gia Dân chủ và Manila, vốn đã nhiều lần rơi vào bế tắc trong 30 năm qua, và được tổng thống Rodrigo Duterte khởi động lại từ khi lên nhậm chức hồi tháng Sáu năm ngoái.
Chính phủ Philippines hy vọng sẽ đạt được ngưng bắn lâu dài, tuy một tuần lễ thương lượng ở ngoại ô Roma hồi tháng Giêng không cho ra kết quả.
Người phụ trách thương thuyết của phe nổi dậy, Fidel Agcaoili hôm qua cho biết ông tin rằng sẽ sớm ký được một thỏa thuận ngưng bắn song phương, phía nổi dậy sẽ có thái độ linh hoạt và cởi mở với đối tác.
Tuy nhiên trưởng phái đoàn của phía chính phủ, Silvestre Bello cho rằng cuộc đối thoại sẽ rất khó khăn, không có gì bảo đảm sẽ có sự đột phá.
Phong trào nổi dậy bắt đầu từ năm 1968 đã làm cho 30.000 người chết. Mặt trận Quốc gia Dân chủ gồm có nhiều nhóm, trong đó quan trọng nhất là đảng Cộng Sản Philippines với các đơn vị du kích khoảng 4.000 quân.
Ông Duterte vốn tự cho là theo khuynh hướng xã hội và khoe rằng có quan hệ tốt với quân nổi dậy cộng sản, coi thỏa thuận hòa bình là ưu tiên hàng đầu.
Sau khi lên làm tổng thống, ông đã trả tự do cho các lãnh tụ nổi dậy bị bắt, và đôi bên tuyên bố ngưng bắn tạm thời. Vòng thương lượng đầu tiên diễn ra tại Na Uy hồi tháng 8/2016, nhưng đã bị bế tắc sau đó do du kích giết hại nhiều quân nhân và cảnh sát.
Cuộc đàm phán ngày mai sẽ được tổ chức tại Noordwijk, Hà Lan thay vì tại Oslo vì thành phố này nằm gần Utrecht, nơi nhiều lãnh tụ nổi dậy đang tị nạn.
Song song với thương lượng ngưng bắn, ông Bello hy vọng còn bàn bạc về các vấn đề kinh tế xã hội mà theo ông là nguồn gốc gây ra xung đột như tình trạng cực nghèo, tham nhũng…
Tin mới
- Mỹ điều thêm 2 khu trục hạm đến tuần tra Biển Đông - 03/04/2017 16:03
- Vụ người Hoa bị bắn chết: 6000 người biểu tình tại Paris - 03/04/2017 15:56
- Khủng hoảng tại Venezuela : Khối thị trường chung Nam Mỹ cảnh báo Maduro - 02/04/2017 23:31
- Bầu cử tổng thống tại Serbia : Thủ tướng đương nhiệm hy vọng đắc cử ngay vòng một - 02/04/2017 22:12
- Thụy Điển: Bob Dylan đến Stockholm nhận giải Nobel Văn học - 02/04/2017 21:59
- Bầu tổng thống Pháp : ngày N-22 - 02/04/2017 21:41
- Trung Quốc khánh thành 7 vùng tự do mậu dịch mới - 02/04/2017 21:34
- Sắc luật bảo hộ mậu dịch của Donald Trump bị lên án - 02/04/2017 21:27
- Philippines : Tầu khu trục Mỹ đến Subic khẳng định lịch sử quan hệ đối tác - 02/04/2017 21:02
- Trung Quốc : 3 quan điểm đối phó với Bắc Triều Tiên - 01/04/2017 18:35
Các tin khác
- Bắc Triều Tiên : Hoa Kỳ ban hành các biện pháp trừng phạt mới - 01/04/2017 18:08
- Đài Loan muốn hợp tác với Philippines, tham gia đối thoại về Biển Đông - 01/04/2017 18:02
- Miến Điện : Bầu cử mang tính trắc nghiệm cho uy tín của Aung San Suu Kyi - 01/04/2017 17:56
- Tổng thống Trump xem xét việc đến Việt Nam dự APEC - 01/04/2017 14:55
- Tại hội nghị ngoại trưởng NATO, Mỹ tố cáo Nga “xâm lược” Ukraina - 31/03/2017 19:01
- Thông điệp cứng rắn của Mỹ gởi châu Âu : Chi nhiều hơn cho quốc phòng - 31/03/2017 18:25
- Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ gặp rắc rối - 31/03/2017 18:01
- Kiều dân Pháp tại Trung Quốc được kêu gọi cảnh giác - 31/03/2017 17:52
- Hàn Quốc : Cựu tổng thống Park Geun-hye bị bắt, đối lập hoan hỉ - 31/03/2017 17:31
- Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ? - 31/03/2017 17:04