Khu bảo tồn Scarborough : Philipplines cấm đánh cá, Trung Quốc im lặng
- Thứ Tư, 23 tháng Mười Một năm 2016 18:18
- Tác Giả: Thu Hằng
Tàu cá Philippines chuẩn bị ra vùng biển Scarborough. Ảnh ngày 03/11/2016.
Reuters
Bắc Kinh từ chối bình luận về đề nghị của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte về việc thành lập khu bảo tồn biển tại khu đầm bên trong bãi cạn Scarborough (mà Philippines gọi là Panatag).
Lời đề nghị được đưa ra trong buổi làm việc song phương ngày 19/11/2016 tại Lima, bên lề Diễn đàn APEC.
Theo website Philstar, điều này đi ngược với phát biểu gần đây của ông Martin Andanar, thư ký Văn phòng truyền thông tổng thống, rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ghi nhận ý kiến của tổng thống Duterte.
Theo đó, tổng thống Philippines có kế hoạch đơn phương tuyên bố cấm mọi hoạt động đánh bắt bên trong khu bảo tồn biển Scarborough, trong khi các hoạt động đánh bắt xung quanh vẫn được duy trì.
Trong buổi họp báo ngày 22/11/2016, khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc trước kế hoạch xây khu bảo tồn biển tại bãi cạn đang có tranh chấp, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Song (Geng Shuang) chỉ nhấn mạnh :
« Trung Quốc và Philippines đã đạt được một thỏa thuận là nối lại đối thoại và tham vấn để giải quyết tranh chấp Biển Đông ». Ông cũng khẳng định : « Chủ quyền và quyền tài phán của Trung quốc đối với đảo Hoàng Nham (tên gọi tiếng Trung bãi cạn Scarbourough) là không thay đổi ».
Theo AFP hôm nay, 23/11, nhiều ngư dân Philippines lên tiếng chỉ trích quyết định đơn phương của tổng thống Duterte.
Đại diện hiệp hội nghề cá Pamalakaya của Philippines, với hơn 100.000 thành viên, lo ngại là quyết định này sẽ hoàn toàn bất lợi cho Philippines, bởi tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục khai thác hải sản tại vùng biển mà ông Duterte cấm dân Phi vào đánh cá.
Về vấn đề bãi cạn Scarborough, trong vụ Manila kiện Trung Quốc về Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực có trụ sở tại La Haye, ngày 12/07/2016, ra phán quyết nhấn mạnh Trung Quốc không có quyền ngăn cản cư dân Philippines vào ngư trường truyền thống và khẳng định Bắc Kinh đã để cho tàu cá Trung Quốc vào khu vực này đánh bắt bừa bãi, gây tổn hại môi trường, vi phạm các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia.
Hội thảo Indonesia-Trung Quốc về Biển Đông
Vẫn liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trong một cuộc hội thảo do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) và Viện Đối Ngoại Trung quốc (CPIFA) đồng tổ chức tại Jakarta, giới chuyên gia đều nhất trí quản lý hàng hải và đối thoại là chìa khóa để hòa giải một cách hòa bình tranh chấp tại Biển Đông.
Tờ Jakarta Post ngày 22/11 trích đánh giá của các chuyên gia tham gia hội thảo, theo đó khả năng leo thang căng thẳng tại Biển Đông sẽ xảy ra vào khoảng những năm 2030-2040, sau khi các nước trong khu vực, trong đó có cả Trung Quốc, hoàn thiện quá trình hiện đại hóa quân sự. Cán cân sức mạnh trong vùng sẽ thay đổi, dẫn đến bất ổn, thậm chí là xung đột.
Tin mới
- Trump chọn một phụ nữ làm đại sứ Mỹ tại LHQ - 25/11/2016 07:04
- Vỡ mộng vì Mỹ, APEC trông đợi Trung Quốc - 25/11/2016 06:57
- Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên - 24/11/2016 15:55
- Trung Quốc mở bảo tàng Biển Đông để xác quyết đòi hỏi chủ quyền - 24/11/2016 15:49
- Ông Trump nói gì về đảng cộng sản VN? - 23/11/2016 21:11
- Tổng thống Obama: Xa xỉ nhứt trong các Tổng Thống Mỹ - 23/11/2016 20:40
- San Jose: Bà Việt Nam đánh chết chồng rồi tự tử - 23/11/2016 20:18
- Matxcơva tố cáo Kiev bắt cóc lính Nga ở Crimée - 23/11/2016 19:57
- Vùng than Trung Quốc trông chờ vào nhà « độc tài » địa phương - 23/11/2016 19:48
- Hàn Quốc và Nhật Bản ký thỏa thuận trao đổi thông tin quân sự - 23/11/2016 18:40
Các tin khác
- Những lý do khiến Việt Nam bỏ điện hạt nhân - 23/11/2016 17:21
- Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam trả tự do ba nhà hoạt động - 23/11/2016 17:14
- Chánh án khuyên công dân: Nếu không thích Trump thì đi xứ khác - 23/11/2016 01:28
- Washington tố cáo tướng lĩnh Syria chỉ huy tấn công thường dân - 22/11/2016 21:55
- Châu Âu lập trung tâm chống chiến tranh tâm lý của Nga - 22/11/2016 21:45
- Pháp : Nguy cơ khủng bố vẫn « rất cao » - 22/11/2016 16:36
- Philippines : Trẻ em 9 tuổi có thể bị phạt tù theo một dự luật mới - 22/11/2016 16:28
- Miến Điện : Hậu duệ hoàng gia được phép tổ chức tưởng niệm - 22/11/2016 16:22
- Malaysia : Bị cáo buộc khủng bố vì chống tham nhũng - 22/11/2016 15:38
- Biển Đông : Việt Nam thách thức Trung Quốc - 22/11/2016 15:15