Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bình Nhưỡng xây quân cảng cho tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo

BTT-tenlua

Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm ngày 23/04/2016 (Ảnh do KCNA công bố ngày 24/04/2016)
AFP

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap, hôm nay, 24/07/2016, trích dẫn tạp chí Anh chuyên về quốc phòng IHS Jan’s Defence Weekly, cho biết, Bắc Triều Tiên đang xây dựng một quân cảng mới ở bờ biển phía đông, có đủ khả năng đón tiếp các tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo.

Theo chuyên san quốc phòng Anh, các hình ảnh vệ tinh cho thấy quân cảng mới này ở tỉnh Nam Hamgyong.

Cũng tại tỉnh này, còn có cảng và nhà máy đóng tàu ngầm Sinpo Shipyard.
Cảng này chỉ đủ khả năng đón tiếp tàu ngầm lớp Sinpo, trọng tải 2000 tấn mà Bắc Triều Tiên vẫn dùng để tiến hành các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo.

Quân cảng mới có thể đón tiếp tàu ngầm trọng tải 3000 tấn, được trang bị ít nhất là ba tên lửa đạn đạo, trong khi tàu lớp Sinpo 2000 tấn chỉ có thể mang theo một tên lửa.
Theo một quan chức quân sự Hàn Quốc, chính quyền Seoul theo dõi chặt chẽ tiến độ xây dựng quân cảng mới của Bắc Triều Tiên.

Nhật kêu gọi quốc tế ngừng nhận lao động Bắc Triều Tiên

Dựa trên các nguồn thạo tin, báo South China Morning Post, hôm nay, cho biết, Nhật Bản kêu gọi các quốc gia trên thế giới không hợp tác với Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, để ngăn chặn nguồn tài chính phục vụ cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Theo một số thẩm định, hiện có từ 50 đến 60 ngàn lao động Bắc Triều Tiên ở nước ngoài và mỗi năm chuyển về nước khoảng 500 triệu đô la.

Hai nước tiếp nhận lao động Bắc Triều Tiên nhiều nhất là Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, còn có khoảng 20 nước trên thế giới, từ Đông Nam Á, cho tới Trung Đông, rồi châu Phi cũng có hợp tác đón nhận người lao động Bắc Triều Tiên.

Hồi tháng Ba, Hoa Kỳ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt nhắm vào các nguồn tài chính, kiều hối của Bắc Triều Tiên.
Mặt khác, Nhật Bản và các đồng minh tiếp tục gây áp lực với Nga và Trung Quốc hạn chế tiếp nhận người lao động Bắc Triều Tiên.

Switch mode views: