Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Saigon, hàng me, tượng đài và métro

Cho Ben Thanh-Saigon


Bùng binh chợ Bến Thành với tượng Trần Nguyên Hãn và Quách Thị Trang, hình ảnh quen thuộc của Saigon.
wikipedia


Con đường với những hàng cây rợp bóng, những dấu mốc quen thuộc của những nơi chốn đi về: một quán cà phê ta hay ngồi hay những công trình kiến trúc quen thuộc…thường là những gì mà người đi xa hình dung đến khi nhớ về thành phố của mình.

Saigon với những thăng trầm lịch sử lại càng ghi dấu ấn trong thơ nhạc, nhiếp ảnh, hội họa…

Trong những tấm bưu thiếp gởi cho người phương xa, đó là hình ảnh chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Nhà hát thành phố…những hàng me cao ngất với những tà áo dài tung bay.

Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi gần đây, ngỡ ngàng trước việc hàng cây cổ thụ ở ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ, đoạn trước Nhà hát thành phố bị chặt bỏ để khởi công nhà ga xe điện ngầm đầu tiên, nhiều người Saigon đã vội vàng đến chụp hình kỷ niệm.

Người ta lại càng hoang mang hơn trước thông tin tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn, và bức tượng bán thân người thiếu nữ Quách Thị Trang sẽ bị di dời đi nơi khác cho công trình này.

 Trên mạng xã hội cũng như trên báo chí, có rất nhiều bài viết bày tỏ tâm trạng tiếc nuối khi những biểu trưng của thành phố Saigon tiếp tục mai một.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh trong bài viết mang tựa đề “Saigon run rẩy trong tiếng máy cưa” đăng trên blog của mình đã đặt câu hỏi: “Vì sao phải thương nhớ một hàng cây, thương nhớ một hình dáng cũ?”

 Anh viết: “Thành phố hơn 300 năm tuổi…đã đột ngột biến dạng trong mắt nhiều người. Nhìn những chiếc cưa máy gầm rú vật ngã từng cái cây đã đứng đó, lá cây rơi vãi như những trang nhật ký của đời người, từng ghi lại bao thăng trầm của thành phố này mà lòng khó tả”.

Switch mode views: