Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Gian lận phiếu bầu Tổng thống Afghanistan : Mỹ nỗ lực ngoại giao

kerry karzai


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai tại Dinh Tổng thống ở Kabul ngày 12/07/2014.
REUTERS/Jim Bourg


Rời Trung Quốc tối thứ Năm 10/07/2014, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến ngay Afghanistan để tham gia vào một sứ mạng trung gian hết sức khó khăn.

Các kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan cho thấy ứng viên Ashraf Ghani là người chiến thắng, với hơn 56% phiếu bầu.

Tuy nhiên, đối thủ là ông Abdullah Abdullah - người về đầu trong vòng một - cáo buộc gian lận phiếu diễn ra hết sức phổ biến.

Mục tiêu sứ mạng trung gian của Ngoại trưởng Mỹ là giúp cho hai bên tìm ra một thỏa hiệp về mức độ gian lận phiếu bầu. Nếu điều này không đạt được, Afghanistan có rất nhiều nguy cơ rơi vào hỗn loạn.

Tất cả các quan sát viên thừa nhận, một cách chính thức và không chính thức, nạn gian lận phiếu là phổ biến.
 Vấn đề chủ yếu gây bất đồng là xác định số lượng phòng bỏ phiếu cần phải được xem xét lại.

Ứng cử viên Abdullah Abdullah yêu cầu xem lại 11.000 phòng phiếu, trong khi đó, ông Ashraf Ghani, được coi là người chiến thắng, đưa ra con số 7.000 (phát biểu được đưa ra sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry).

Theo Phủ Tổng thống Afghanistan, mục tiêu của các đàm phán là hai bên chấp nhận con số trung gian 8.000 phòng phiếu.
 Điều đó có nghĩa là hơn 40% phiếu bầu của vòng hai cuộc bầu cử bị nghi ngờ.

Theo Ngoại trưởng John Kerry, một kết quả đáng tin cậy khó mà đạt được trong hoàn cảnh như vậy, tuy nhiên, điều này không phải là không thể.
Tương lai của Afghanistan dựa vào kết quả cuộc bầu cử Tổng thống, mà gian lận phiếu bầu phổ biến gây bất đồng nghiêm trọng.

 Nếu hai bên không tìm được thỏa hiệp, các căng thẳng giữa hai sắc tộc lớn nhất Pashtoune và Tadjik sẽ bùng lên, đưa đất nước vào bất ổn, tạo thuận lợi cho phe Taliban.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ có thái độ rất rõ ràng : nếu khủng hoảng không được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, Washington sẽ phải ngưng toàn bộ các viện trợ tài chính và quân sự.

Tuy nhiên, đây cũng là kịch bản tồi tệ nhất đối với Hoa Kỳ, căn cứ trên những gì diễn ra tại Irak, sau khi quân đội Mỹ rút hoàn toàn ra khỏi nước này.

 Washington đang hết sức nỗ lực để Tổng thống tương lai của Afghanistan được thừa nhận, và nguyên thủ Afghanistan nhanh chóng ký kết hiệp định song phương về an ninh với Mỹ, để cho phép Mỹ tiếp tục hỗ trợ Kabul về quân sự, sau năm 2014.
 Đây là điều cả hai ứng viên Tổng thống cùng cam kết.


Switch mode views: