Thủ tướng Việt Nam đi Mỹ : Biển Đông sẽ là một chủ đề bàn luận
- Thứ Hai, 29 tháng Năm năm 2017 15:57
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (G) và phu nhân tới Manila, Philippines, dự thượng đỉnh ASEAN, ngày 28/04/2017.
Mohd RASFAN / AFP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rời Hà Nội hôm nay, 29/05/2017 để bay sang Mỹ, bắt đầu chuyến công du tại Hoa Kỳ, mà đỉnh điểm sẽ là cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, Washington hôm 31/05.
Theo nhiều nhà phân tích, hai hồ sơ nổi bật trong chương trình nghị sự sẽ là Biển Đông và thương mại song phương.
Theo chương trình dự kiến, điểm dừng đầu tiên của thủ tướng Việt Nam là New York, nơi ông sẽ tiếp xúc với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Yếu tố quan trọng nhất trong chuyến thăm Mỹ là cuộc hội đàm giữa ông Nguyễn Xuân Phúc với tân tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31/05 tại Nhà Trắng.
Thủ tướng Phúc sẽ là lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tiếp xúc với tân tổng thống Mỹ từ ngày ông Trump nhậm chức.
Theo báo chí Việt Nam, trích nguồn tin bộ Ngoại Giao, hai lãnh đạo dự kiến sẽ hội đàm trong 90 phút về quan hệ song phương và hợp tác khu vực. Hai bên sẽ có họp báo chung sau cuộc gặp.
Trước ngày thủ tướng Việt Nam lên đường, các nhà quan sát cho rằng hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Donald Trump sẽ bàn luận về vấn đề thương mại song phương, trong đó đáng chú ý là việc Mỹ nhập siêu mà ông Trump không tán đồng, và hồ sơ Biển Đông, với mong muốn của Việt Nam là Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực.
Hồ sơ này đã lại thu hút sự quan tâm trong những ngày gần đây, với sự kiện lần đầu tiên từ ngày ông Trump nhậm chức, Mỹ đã phái chiến hạm đi sát Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, và việc Hoa Kỳ bàn giao cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra mới và một chiếc tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton đã qua sử dụng.
Trong một bài phân tích dài công bố hôm 27/05/2017 trên tạp chí Mỹ The National Interest, giáo sư Alexandre Vuving, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương đã ghi nhận tuyên bố hôm 20/05 vừa qua của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Đại Diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer là ông rất muốn Hoa Kỳ « tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực ».
Đối với giáo sư Vuving, cách nay chỉ 5 năm thôi, một số lãnh đạo Việt Nam chỉ dám nghĩ như vậy, chứ không thể tuyên bố công khai như vậy.
Tin mới
- Tiếp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Mỹ lại bày tỏ quan ngại về thâm hụt mậu dịch với Việt Nam - 31/05/2017 15:58
- Pháp : Cải tổ luật lao động để giải quyết thất nghiệp - 30/05/2017 15:56
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-05-2017 - 30/05/2017 15:44
- Bắc Triều Tiên : Một cựu quan chức cao cấp tố cáo chế độ - 30/05/2017 14:51
- Hạt nhân BTT : Tokyo kêu gọi Bắc Kinh “đóng vai trò lớn hơn” - 30/05/2017 14:33
- Tên lửa Bắc Triều Tiên khiến Mỹ bớt chú ý Biển Đông - 30/05/2017 14:02
- Xây metro ở Hà Nội: Tiền Trung Quốc nên ‘nguy cơ không an toàn’ - 30/05/2017 02:05
- TT Trump đặt vòng hoa tưởng niệm tại Arlington ngày Chiến Sĩ Trận Vong - 30/05/2017 00:06
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-05-2017 - 29/05/2017 17:52
- Quan hệ với Putin : Thách thức ngoại giao mới đối với Macron - 29/05/2017 17:01
Các tin khác
- Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ: ‘Chiến thuật chống ISIS nay là tận diệt - 28/05/2017 22:32
- Hoa Kỳ : "Diều hâu" Brzezinski từ trần, thọ 89 tuổi - 28/05/2017 21:58
- Cannes : Phim chống tham nhũng Iran đoạt giải ‘‘Nhãn quan độc đáo’’ - 28/05/2017 19:00
- G7 kêu gọi "phi quân sự hóa" Biển Đông - 28/05/2017 18:42
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-05-2017 - 28/05/2017 00:56
- Ấn Độ : Dự án ưu sinh hay thanh lọc chủng tộc kiểu Đức Quốc Xã ? - 27/05/2017 14:29
- Máy bay Trung Quốc lại áp sát phi cơ Mỹ trên Biển Đông - 27/05/2017 14:09
- Liên minh Mỹ không kích, hạ sát 3 thủ lãnh IS - 27/05/2017 02:28
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26-05-2017 - 26/05/2017 20:20
- Thượng đỉnh G7 Taormina, Ý khó thuyết phục Trump về khí hậu - 26/05/2017 18:38