Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Máy bay Trung Quốc lại áp sát phi cơ Mỹ trên Biển Đông

P-3C Onion

Máy bay trinh sát P-3C Orion lại bị máy bay Trung Quốc áp sát ở Biển Đông, ngày 24/05/2017.
@wikimedia

Một phi cơ tuần thám hàng hải của Mỹ đã bị hai chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát « một cách thiếu chuyên nghiệp và không an toàn » trên không phận Biển Đông.

Lầu Năm Góc hôm qua 26/05/2017 cho biết sự kiện này xảy ra hôm thứ Tư, 24/05.

Sự cố giữa chiếc phi cơ tuần thám P-3 Orion của Mỹ và hai máy bay tiêm kích J-10 của Trung Quốc là vụ áp sát thứ hai giữa các máy bay hai bên trên Biển Đông, chỉ trong vòng hai tuần lễ.

 Vụ đầu tiên xảy ra hôm thứ Ba 16/5, khi một phi cơ quân sự Mỹ bị hai máy bay Trung Quốc ngăn chận « một cách không chuyên nghiệp ».

Lầu Năm Góc cho biết chiếc P-3 Orion bị đe dọa lần này đã tiếp tục nhiệm vụ mà không hề hấn gì.
Ông Gary Ross, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố :
 « Chúng tôi tiếp tục đánh giá sự kiện và sẽ bày tỏ quan ngại với chính quyền Trung Quốc thông qua các kênh thích hợp ».

Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, tự tiện đào đắp các đảo nhân tạo và quân sự hóa các thực thể mà Trung Quốc tự cho là của mình, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye khẳng định yêu sách này là vô căn cứ.

Hoa Kỳ không tranh chấp với Trung Quốc, nhưng đòi hỏi giải quyết các bất đồng lãnh thổ qua thương lượng chứ không phải do áp đặt những việc đã rồi.

Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ đã cho chiến hạm USS Deway đi tuần tra gần Đá Vành Khăn (Mischief Reef), một rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên ở quần đảo Trường Sa, đã bị Trung Quốc bồi đắp và xây lên phi đạo.

Bắc Kinh lên tiếng phản đối, cho rằng Mỹ đã « xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc ».
Đây là lần đầu tiên chính quyền Donald Trump cho thực hiện việc tuần tra Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải.

Các sự kiện trên đây diễn ra trước thời điểm khai mạc Diễn đàn An ninh khu vực Shangri-La ở Singapore, hội nghị thường niên của các bộ trưởng Quốc Phòng châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà hồ sơ Biển Đông thường xuyên chiếm vai trò hàng đầu.


Switch mode views: