Chiến đấu cơ Trung Quốc tại Hoàng Sa, Nhật Bản tăng cường cảnh giác
- Thứ Sáu, 26 tháng Hai năm 2016 18:52
- Tác Giả: Minh Anh
Người Việt biểu tình cùng dân Philippines phản đối hoạt động bồi đắp và quân sự hóa Biển Đông trước lãnh sự Trung Quốc tại thủ đô Manila, Philippines, ngày 25/02/2016.
REUTERS/Romeo Ranoco
Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, trên Biển Đông.
Trước động thái được cho là làm gia tăng hành động bành trướng hung hăng trên biển, Nhật Bản thông báo tăng cường cảnh giác.
Biển Đông là một tuyến hàng hải quan trọng cho việc nhập khẩu dầu thô và khí đốt cho Nhật Bản.
Trong bối cảnh Trung Quốc vừa cho triển khai dàn tên lửa địa đối không tại các đảo ở Hoàng Sa đã khiến Nhật Bản lo lắng, cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “biến các đảo nhân tạo thành các khu căn cứ quân sự”.
Trước các động thái trên, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản, ông Gen Nakatani, ngày 24/02/2016, cho biết là Tokyo đang “nỗ lực thu thập và phân tích các thông tin đáng quan ngại này”.
Cùng ngày, ngoại trưởng Nhật Bản cũng lên án hành động leo thang quân sự của Trung Quốc.
Theo tờ Chicago Tribune, chính phủ Nhật Bản dự định gây áp lực lên Trung Quốc để kềm hãm bớt các hành động trên bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với các nước có liên quan như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ.
Thế nhưng, đối với các nước thành viên trong khối ASEAN, việc đưa ra các chính sách phối hợp hành động có liên quan đến Trung Quốc và Biển Đông là điều không dễ, do các nước này đều có mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc triển khai dàn tên lửa trên tại đảo Phú Lâm đã làm dấy lên nghi ngờ khả năng “Bắc Kinh đơn phương thiết lập vùng Nhận Dạng Phòng Không ADIZ” tại Biển Đông, như là Trung Quốc đã từng làm trên vùng biển Hoa Đông, gần với Nhật Bản, bao gồm các vùng quần đảo có tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 11/2013.
Vụ việc lần đó đã gây căng thẳng cho quan hệ đôi bên.
Một quan chức cao cấp chính phủ Nhật Bản có cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh có thể trở nên hung hăng hơn trong khu vực là vì: “Trung Quốc đã tận dụng được khoảng trống ảnh hưởng quân sự tại Biển Đông, cũng như là phản ứng của các nước trong khu vực là quá chậm chạp”.
Tin mới
- Tái thiết FIFA từ đổ nát, sứ mệnh của tân chủ tịch Gianni Infantino - 29/02/2016 00:30
- Doanh nghiệp khắp thế giới vất vả đối phó với các cuộc tấn công mạng - 28/02/2016 03:25
- Bà Clinton giành thắng lợi dễ dàng ở South Carolina - 28/02/2016 01:48
- Dầu hỏa rẻ vẫn không tạo đà cho tăng trưởng thế giới - 27/02/2016 20:06
- Chế độ toàn trị Trung Quốc và Nga chưa bao giờ nguy hiểm như bây giờ - 27/02/2016 19:40
- Bầu cử tại Iran : Dân nghèo chống cải cách - 27/02/2016 19:27
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-02-2016 - 27/02/2016 17:56
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 26-02-2016 - 27/02/2016 00:05
- Oscar 2016 : Giải thưởng đượm màu "phân biệt" ? - 26/02/2016 20:55
- G20 : Trung Quốc trấn an về chính sách tiền tệ, tăng trưởng - 26/02/2016 19:57
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 25-02-2016 - 25/02/2016 20:06
- Cuộc đời tình ái của Tập Cận Bình - 25/02/2016 19:59
- Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương: Sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông - 25/02/2016 19:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 24-02-2016 - 24/02/2016 18:25
- Trung Tâm Phục Vụ Người Mỹ Gốc Việt - 24/02/2016 17:01
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 23-02-2016 - 24/02/2016 00:46
- Brexit : Thủ tướng Anh đối mặt với chia rẽ nội bộ - 24/02/2016 00:33
- Biển Đông : Trung Quốc bắt đầu đặt radar tại Trường Sa - 23/02/2016 20:19
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-02-2016 - 22/02/2016 19:32
- Nga đang tính toán gì tại Syria ? - 22/02/2016 17:44