Chiến tranh thương mại trước giờ G: Chuông nguyện hồn ai?
- Chúa Nhật, 08 tháng Bảy năm 2018 22:00
- Tác Giả: Minh Phạm
Cả thế giới đang nín thở theo dõi và hướng về thủ đô Washington (Hoa Kỳ) để chờ đợi phát súng lệnh khai hỏa cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, trận thư hùng rất được mong chờ sau nhiều tuần lễ khởi động và chuẩn bị của đôi bên.
Đúng 12:01 ngày 06/07 (theo giờ Washington), Tòa Bạch Ốc sẽ chính thức thông qua mức thuế quan 25% áp đặt lên 818 mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc, được Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ công bố hồi tháng 6 năm nay, với tổng trị giá khoảng 34 tỉ USD.
Danh sách này không bao gồm các mặt hàng tiêu dùng thường xuyên như điện thoại di động và giày dép.
Ngay trước giờ G, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây thêm sức ép và đẩy căng thẳng lên cao khi tuyên bố Mỹ còn có thể đánh thuế lên hơn 500 tỉ USD hàng nhập cảng của Trung Quốc, tương đương toàn bộ giá trị hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ năm 2017.
“Quý vị có thêm 16 tỉ USD trong 2 tuần, và sau đó, như các bạn đã biết, chúng ta có 200 tỉ USD tạm thời chưa tính thuế, và sau đó 200 tỉ USD nữa, chúng ta có 300 tỉ USD chưa tính thuế. Được chứ?
Vậy chúng ta có 50 cộng với 200 cộng với gần 300”, ông Trump nói với các phóng viên trước khi rời đi trên chiếc Air Force One.
Trước đó, ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên “chỉ” 400 tỉ USD hàng Trung Quốc nếu Trung Quốc đáp trả lại Mỹ sau loạt thuế đầu tiên có hiệu lực vào hôm nay (06/07).
Tuy giờ G chưa điểm nhưng từ vài tháng qua, những căng thẳng thương mại và thách thức qua lại đã làm cho thị trường chứng khoán Trung Quốc (TTCK TQ) chao đảo và suy giảm nghiêm trọng. Cụ thể, chỉ tính riêng trong tuần tuần lễ 18/06-22/06, sau khi ông Trump dọa áp thuế bổ sung lên 200 tỉ USD, TTCK TQ đã “bốc hơi” 500 tỉ USD.
Còn tính từ mức đỉnh vào tháng 01/2018 đến cuối tháng 06, nó đã mất gần 2000 tỉ USD vốn hóa.
Cũng dễ hiểu vì Mỹ là thị trường xuất cảng quan trọng nhất và lớn nhất của Trung Quốc, chỉ ít hơn toàn bộ Liên minh Châu Âu EU cộng lại, với khoảng 20% giá trị hàng xuất cảng và thặng dư mậu dịch là 275 tỉ USD chỉ tính riêng trong năm 2017.
Ở phía ngược lại, Bắc Kinh đã thề sẽ đáp trả ngay lập tức một khi các khoản thuế của Mỹ có hiệu lực, với việc đánh thuế lên mức giá trị hàng hóa tương đương, Mỹ “tố” bao nhiêu thì Trung Quốc “theo” bấy nhiêu.
Các sản phẩm xuất cảng của Mỹ mà Trung Quốc dự định tăng thuế gồm có: đậu nành, lúa miến và bông, đe dọa trực tiếp tới những bang nông nghiệp vốn trung thành và ủng hộ ông Trump.
Có một câu chuyện thú vị về đậu nành, sản phẩm hảo hạng từ Ohio (Mỹ) mà phẩm chất ăn đứt đậu nành Trung Quốc. Đây là nguyên liệu để làm đậu hũ, xì dầu, những món khoái khẩu và không thể thiếu của dân Tàu.
Các công ty Trung Quốc có thể ngừng nhập cảng đậu nành, nhưng dân Trung Quốc không thể nhịn ăn đậu hũ, xì dầu! Từ vài tháng qua, nhà nước Trung Quốc đã kêu gọi nông dân mở rộng diện tích trồng đậu nành để đối phó với tình huống này!
Trước giờ G, TTCK Mỹ lại không bị ảnh hưởng gì nhiều. Dow tăng 181.92 điểm, S&P500 tăng 23.39 điểm, và Nasdaq cũng tăng 83.75 điểm, một dấu hiệu cho thấy Mỹ đã sẵn sàng trước giờ xung trận.
Nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ trong 2 năm qua, tiền bạc trong túi người dân cũng rủng rỉnh hơn nên có thể, Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) sẽ tăng lãi suất ngân hàng lên một lần nữa sau lần tăng lãi suất hồi tháng 06 để kiểm soát lạm phát.
Nó cũng sẽ đẩy đồng USD lên giá, và ở phía ngược lại, đồng RMB (nhân dân tệ) sẽ tiếp tục giảm giá.
Không khí trước giờ G càng sôi động hơn, hay khả quan hơn cho phía Mỹ, khi bà thủ tướng Đức Angela Merkel đã đồng ý “xuống nước” để gỡ bỏ hàng rào thuế quan đánh lên xe nhập cảng từ Mỹ để Mỹ có thể xuất xe sang EU dễ dàng hơn.
EU cũng bác bỏ đề xuất hợp tác của Trung Quốc để cùng nhau chống lại việc tăng thuế quan thương mại mà Mỹ áp lên hàng hóa châu Âu và Trung Quốc.
Một lần nữa, giống như vụ Thỏa thuận hạt nhân Iran, EU mạnh miệng bao nhiêu thì cuối cùng lại phải “xuống nước” bấy nhiêu.
Không khí vô cùng sôi động vì theo như Tổng thống Trump, “Các quốc gia gọi điện thoại tới mỗi ngày để đề nghị ‘chúng ta hãy cùng nhau thỏa thuận.'” (Every country is calling every day saying ‘let’s make a deal.’).
Đáp lại “thiện chí” của EU, Mỹ cũng tuyên bố sẽ rút lại mức thuế quan của mình lên xe nhập cảng từ EU.
Như vậy sau 8 năm “làm mưa làm gió” và hưởng lợi rất lớn từ cán cân thương mại bất cân bằng với Mỹ, Trung Quốc đang phải đương đầu với một cuộc chiến thương mại mà họ vẫn chưa thực sự sẵn sàng, hay vẫn không thể tin là nó sẽ diễn ra vì những tưởng Trump chỉ “chém gió” cho vui.
Nhưng với ông Trump, một người nói được làm được, một bậc thầy đàm phán, thì mức thâm hụt mậu dịch cùng thảm họa kinh tế toàn diện mà nước Mỹ phải gánh chịu trước đó là không thể chấp nhận được!
“Và nếu Donald Trump có gì đó để nói về chuyện này, thì đơn giản là nó phải chấm dứt!” – ông Trump cam kết hùng hồn trước bầu cử.
Giờ G đã điểm! Hãy cùng theo dõi và chờ đợi xem “chuông sẽ nguyện hồn ai” và VN sẽ “hưởng sái” được gì trong trận chiến lịch sử này!
Tin mới
- Phải Chăng Trung Quốc Đã Đi vào Vết Xe Đổ Của Nhật Bản? - 16/08/2018 21:14
- Sau Bùi Tín, Tô Hải, lớp sóng mới vẫn dâng lên - 13/08/2018 21:36
- Chai Xì dầu sắp rớt -Trump coi bộ cũng biết binh thư Tôn Tử. - 11/08/2018 05:10
- Người Mỹ nghèo - 10/08/2018 23:38
- Trump Siêu nhân? - 05/08/2018 01:44
- Trung Cộng đang bức tử cả nước Việt Nam - 30/07/2018 21:00
- NƯỚC CỜ CỦA DONALD TRUMP - 25/07/2018 19:09
- Trung Cộng đang đuối sức trong cuộc chiến thương mại - 16/07/2018 22:57
- KINH TẾ VN ĐI VỀ ĐÂU? - 12/07/2018 03:09
- TẬP CẬN BÌNH VÀ KIM JONG UN ĐÃ ‘SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG’ TRONG CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT KHI ỨNG PHÓ VỚI TỶ PHÚ TRUMP. - 11/07/2018 03:00
Các tin khác
- Làm gì khi chế độ Cộng Sản sập đổ? - 03/07/2018 20:22
- HỌP G-7 THẤT BẠI - 19/06/2018 13:48
- Luật Đặc Khu – Bản Sao Chép Ngu Xuẩn - 12/06/2018 15:57
- Đặc khu kinh tế: Khi con nghiện đi cầm cố - 09/06/2018 02:58
- Đặc khu kinh tế_ hiểm họa ngoại xâm!!! - 06/06/2018 04:01
- Nghệ thuật đàm phán của Trump khi đối đầu với Bắc Hàn - 30/05/2018 03:19
- GIÁN ĐIỆP CỦA FBI - 26/05/2018 19:54
- Phát súng báo động đầu tiên của ông Kim - 22/05/2018 02:49
- Tổng Thống Trump quyết định theo chính sách thay đổi chế độ Iran - 17/05/2018 00:39
- Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran? - 09/05/2018 18:57