Sau Irak và Syria, Daech mở rộng ảnh hưởng tại Libya
- Thứ Ba, 15 tháng Mười Hai năm 2015 22:54
- Tác Giả: Tú Anh
Hội nghị quốc tế các Ngoại trưởng họp tại Roma bàn về Libya ngày 13/12/2015.
REUTERS/Mandel Ngan/Pool
Lợi dụng tình trạng vô chính phủ tại Libya bốn năm sau khi nhà độc tài Kadhafi bị lật đổ, tổ chức Nhà nước Hồi giáo - Daech đang xây dựng một căn cứ địa mới ở phía bắc Libya chỉ cách bờ biển Nam Âu có 350 km.
Vì sao và bằng cách nào Tây phương phải giải quyết đe dọa này trước khi quá trễ như tuyên bố của Paris và qua các nỗ lực vận động chính trị đang diễn ra tại Roma?
Trước nguy cơ Libya rơi vào tay Daech, Tây phương và các nước Ả Rập không thể khoanh tay ngồi nhìn.
Một cuộc chay đua nước rút đang diễn ra với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc để tránh cho Libya biến thành Irak hoặc Syria thứ hai.
Nội bộ Libya rối loạn với hai chính quyền đối nghịch, một ở Tripoli và nhóm kia đóng đô ở Tobrouk.
Hệ quả là Daech lợi dụng khoảng trống vắng quyền lực chính trị và quân sự để tha hồ bành trướng.
Theo Liên Hiệp Quốc, lực lượng của Daech tại Libya vào khoảng từ 2000 đến 3000 chiến binh kiểm soát một dải đất 250 km dọc theo bờ biển Địa Trung Hải.
Đa số chiến binh đến từ Irak, nhưng cũng có người từ Maroc, Tunisia hay Algéri.
Từ khu vực đó phát xuất các đoàn thuyền chở di dân sang bờ biển Ý.
Theo tin mới nhất từ Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, phe này bắt đầu tiến sâu vào nội địa với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu khí.
Nguy cơ Daech tuyên bố thành lập chính quyền ở Libya là cơn ác mộng của Tây phương.
Bốn năm sau ngày chế độ Kadhafi sụp đổ, Libya gần như là một Nhà nước phá sản, biến thành sào huyệt mới của thánh chiến từ khi Irak và Syria không còn là nơi an toàn.
Theo chuyên gia về di dân Mattia Toaldo, Liên Hiệp Châu Âu phải gấp rút ngăn chận làn sóng thuyền nhân theo đường dây vượt biển từ Libya tràn qua Châu Âu từ hai năm nay.
Hiện nay vẫn còn hàng trăm ngàn người đang kẹt tại Balkan.
Nếu Libya rơi vào tay Daech thì không phải chỉ có an ninh và sống còn của Châu Âu bị đe dọa.
Các nước trong khu vực như Ai Cập, Algéri, Tunisia và Châu Phi da đen cũng bị họa lây.
Năm 2013, với kho vũ khí của quân đội Libya tan rã để lại, phe thánh chiến ở Mali tiến sát thủ đô Bamako trước khi bị lính dù Pháp tăng viện đẩy lui.
Viễn ảnh khủng bố kiểm soát Libya buộc cộng đồng quốc tế phải hành động, gây sức ép với hai phe xung đột tại Libya chấp nhận một giải pháp chính trị.
Hoa Kỳ mới đây đã oanh kích vào một vị trí của Daech ở Derna, hạ sát một thủ lĩnh của khủng bố.
Nhưng không một quốc gia Tây phương nào sẵn sàng can thiệp theo kịch bản 2011, với không quân Anh, Pháp yểm trợ, như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp sáng nay 14/12.
Theo Bộ trưởng Pháp, nhiệm vụ chiến đấu chống Daech là của quân đội Libya. Để được như vậy, hai chính quyền xung đột hiện nay phải hòa giải, thành lập chính phủ đoàn kết.
Cuối cùng, qua nỗ lực thuyết phục của Liên Hiệp Quốc, phe Tobrouk (được Tây phương công nhận) và phe Tripoli đã đồng ý hòa giải.
Hội nghị Roma do Mỹ và Ý triệu tập từ ngày 13/12, có đại diện Nga tham dự, phải khai sinh ra một chính phủ liên hiệp, được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Đây là bước đi đầu tiên tối thiểu nhưng cần thiết để chấm dứt tình trạng hỗn loạn hiện nay tại Libya mà kẻ thủ lợi là Daech.
Related news items:
Tin mới
- Trung Cộng, con cờ của tập đoàn tư bản tài chánh Mỹ gốc Do Thái - 31/12/2015 21:55
- Liệu Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ thành công ? - 31/12/2015 20:23
- Tranh chấp Biển Đông đẩy Việt Nam về phía Mỹ - 31/12/2015 18:45
- Biển Đông: Vai trò mập mờ của Úc - 30/12/2015 18:00
- Việt Nam: Càng ngán Trung Quốc, càng thân với Mỹ. - 29/12/2015 16:47
- Angela Merkel, nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015 - 28/12/2015 17:53
- Vì sao ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không tái cử? - 24/12/2015 02:19
- Dân tộc “độc nhất vô nhị” không có người ăn mày. - 22/12/2015 02:23
- Nhiều người Cuba thất vọng sau một năm nối lại quan hệ với Mỹ - 18/12/2015 14:13
- Thái Lan vẫn là đồng minh thiết yếu của Mỹ - 16/12/2015 22:24
Các tin khác
- Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ? - 12/12/2015 00:34
- Cải tổ quân đội Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột - 11/12/2015 17:12
- Máy bay Sukhoi của Nga tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông - 10/12/2015 06:01
- Người quá cố Hồng Kông thiếu “nơi an nghỉ cuối cùng” - 09/12/2015 21:30
- Singapore xích lại gần Mỹ hơn trên hồ sơ Biển Đông - 08/12/2015 23:37
- Trung Quốc bành trướng hải quân với căn cứ ở Châu Phi - 05/12/2015 20:44
- Căng thẳng Mátxcơva-Ankara: Kiều dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga thành nạn nhân - 04/12/2015 21:51
- Trung Quốc điều chỉnh cách làm ăn để cắm chân lâu dài ở Châu Phi - 03/12/2015 22:03
- Trung Quốc phải trả giá đắt vì coi thường tòa quốc tế về Biển Đông - 02/12/2015 17:37
- Giá trị quốc tế thực sự của đồng tiền Trung Quốc lệ thuộc vào cải tổ - 01/12/2015 17:06