Quốc hội Mỹ có thể chặn thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Thứ Hai, 13 tháng Bảy năm 2015 15:46
- Tác Giả: Tú Anh
Ngoại trưởng Anh Philip Hammon và đồng nhiệm Mỹ John Kerry tại bàn đàm phán - REUTERS /Carlos Barria
Sáu cường quốc thế giới và Iran cố đạt một thỏa hiệp vào chiều nay 13/07/2015, kỳ hạn cuối cùng sau nhiều lần triển hạn.
Tuy nhiên, hành pháp Mỹ đã được đối lập Cộng hòa báo trước : trận chiến tại Quốc hội lưỡng viện sẽ rất gay go.
Lập pháp Mỹ sẽ không chấp nhận một thỏa thuận cho phép Iran khả năng chế tạo bom hạt nhân.
Rút kinh nghiệm nhiều lần chờ đợi và thất vọng, giới phóng viên quốc tế vô cùng thận trọng : liệu các nhà thương thuyết hồ sơ hạt nhân Iran sẽ lên đến đỉnh núi vào chiều nay 13/07 ?
Khởi động từ tháng 9 năm 2013, tiến trình đàm phán hạt nhân Iran bước vào vòng quyết định ngày 27/06/2015, với mục tiêu được ấn định lúc ban đầu là đạt được thỏa thuận chính trị vào ngày 30/06.
Kỳ hạn này đã bị thay đổi đến ba lần và thời điểm cuối là trước 12 giờ đêm nay 13/07.
Trưởng đoàn đàm phán Mỹ John Kerry và đồng sự Iran Javad Zarif gần như không rời bàn đàm phán tại Vienna từ 16 ngày qua.
Các Ngoại trưởng Pháp, Nga, Anh, Đức và Trung Quốc ngày hôm nay đều đến thủ đô nước Áo để đàm phán « giai đoạn sau cùng » theo tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, giải thích lý do ông phải hủy bỏ chuyến công du Châu Phi.
Tuy nhiên, bên cạnh những động thái ngoại giao nhộn nhịp này có nhiều lý do làm giới phóng viên quốc tế theo dõi đàm phán hạt nhân tỏ ra thận trọng.
AFP đặt câu hỏi : Liệu các nhà thương thuyết đã thấy được « đĩnh núi » ?
Hình ảnh đoàn người leo núi đã được Tổng thống Iran sử dụng để mô tả cuộc đàm phán gai go hiện nay : nhìn xuống thì thấy tiến bộ rất nhiều nhưng nhìn lên thì còn một vài bước nữa.
Một « vài bước cuối cùng » đã được một nguồn tin ngoại giao Đức xác nhận nhưng kềm theo lời cảnh báo : tất cả nỗ lực có thể tiêu tan.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, cuộc đàm phán đã đi tới phần « quyết định chính trị » nhưng còn nhiều điểm « chưa thông ».
Trong thỏa thuận khung hồi tháng Tư, Iran đã đồng ý giảm số máy ly tâm tinh lọc uranium và kho dự trữ uranium có độ phóng xạ cao, hầu như chính quyền Shi-a bị trói tay không thể chế tạo bom hạt nhân.
Tuy nhiên, không ai rõ Hoa Kỳ và Tây phương sẽ chấp nhận nhượng bộ lại Iran những gì và đến mức độ nào trong thỏa hiệp chính trị ?
Cho đến bây giờ, hai bên vẫn bất đồng trên thời gian hiệu lực của thỏa thuận và nhịp độ thi hành.
Iran đòi phải hủy bỏ cấm vận vũ khí ngay tức khắc, cự tuyệt không cho thanh tra quốc tế xem xét các trung tâm hạt nhân quân sự.
Lên đến đĩnh núi cũng chưa hẳn là xong vì còn một chốt chận ở Washington.
Đối với các nhà đối lập Mỹ thì chắc chắn là chính quyền Obama đã nhượng bộ hầu hết những đòi hỏi của Iran.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner khẳng định là « thà không có thỏa thuận còn hơn là một thỏa thuận tồi ».
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell cảnh báo là phe Cộng hòa sẽ « khó tán đồng » một thỏa thuận cho phép Iran tiếp tục chương trình hạt nhân quân sự .
Theo nhà dân cử này, nếu Tổng thống Mỹ sử dụng quyền phủ quyết ở Hạ viện thì khi lên đến Thượng viện, hành pháp cũng không hội đủ 34 Thượng nghị sĩ để thông qua thỏa hiệp với Iran.
Theo quan điểm của đảng Cộng hòa, chính quyền Hồi giáo Shi-a của Iran, ngoài tham vọng chế tạo bom nguyên tử, còn bành trướng thế lực tại Syria, Liban, Gaza và Yemen, chống lại quyền lợi của Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực nhất là Ả Rập Xê Út và Israel.
Về điểm này, Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez nhìn nhận thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ không làm quan hệ Mỹ-Iran trở thành thân thiện nhưng hai bên có thể hợp tác để chống thánh chiến Hồi giáo và buôn lậu ma túy.
Các Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa như Tom Cotton nhận định chính quyền Obama đã đi quá xa trong những nhượng bộ với Iran, trong mọi trường hợp, thỏa hiệp hạt nhân sẽ là mối hiểm nguy cho Hoa Kỳ và cho cả nhân loại.
Giải pháp của phe Cộng hòa như thế nào ?
Thượng nghị sĩ Linsey Graham, ứng cử viên tranh sơ bộ bầu cử Tổng thống đề nghị : Obama là một nhà thương thuyết tồi.
Hãy để cho một người khác thương lượng với Iran. Tạm thời duy trì hiệp định khung hồi tháng Tư cho đến khi một vị Tổng thống mới đạt được hiệp ước chung cuộc với Teheran.
Theo AFP, Lưỡng viện quốc hội Mỹ có 60 ngày để xem xét thỏa thuận tính từ ngày hành pháp đệ trình và có khả năng ngăn chận.
Tin mới
- Các nền kinh tế đang trỗi dậy đối mặt với viễn cảnh bấp bênh - 01/08/2015 02:58
- Nếu VN chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, TQ có áp dụng lại đối sách 1979? - 30/07/2015 14:51
- Hiện Tượng Trump - 29/07/2015 20:55
- Hôn nhân với người nước ngoài : Tình yêu không biên giới đã đủ ? - 29/07/2015 18:44
- Nợ Hy Lạp : Eurozone tránh được vết dầu loang - 27/07/2015 16:13
- Thỏa thuận hạt nhân Iran : Lợi và hại đối với kinh tế Nga - 22/07/2015 02:26
- Giáo chủ Iran cảnh báo ý đồ xấu của một số cường quốc - 17/07/2015 20:48
- Sau thỏa thuận hạt nhân, thách thức tiếp theo cho Tổng thống Iran - 17/07/2015 19:31
- Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung - Việt Nam nên học tập Thomas Jefferson - 16/07/2015 18:29
- Thỏa thuận hạt nhân Iran: Thắng lợi ngoại giao của Obama - 14/07/2015 19:17
Các tin khác
- Hé lộ số phận của Đại tướng Phùng Quang Thanh? - 10/07/2015 23:12
- Mỹ đã gửi một thông điệp sai lầm cho Việt Nam - 09/07/2015 13:52
- Chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ - 08/07/2015 20:23
- Quan hệ Mỹ Việt sẽ « sâu sắc, lâu bền » hơn - 08/07/2015 14:43
- Đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Mỹ tìm đồng minh chống Trung Quốc - 07/07/2015 14:56
- Tương lai Hy Lạp trong tay Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu ? - 06/07/2015 16:53
- Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng :Quan trọng nhất là giải tỏa sự nghi kỵ - 04/07/2015 15:46
- Chính sách ngoại giao « đu dây » của Cam Bốt - 03/07/2015 14:57
- Luật An ninh Quốc gia Trung Quốc : Chiêu mới để thôn tính Biển Đông ? - 02/07/2015 15:09
- VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG : HÒA HAY CHIẾN ? - 30/06/2015 23:25