Chính sách ngoại giao « đu dây » của Cam Bốt
- Thứ Sáu, 03 tháng Bảy năm 2015 14:57
- Tác Giả: Thanh Phương
Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mekong 5, do Nhật Bản tổ chức tại Tokyo ngày 03/07/2015.
REUTERS/Toru Hanai
Trang mạng Diễn đàn Đông Á ( East Asia Forum ) của Úc hôm nay, 03/07/2015, có đăng bài của tác giả Leng Thearith, đang làm luận án tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, nhận định về chính sách ngoại giao của Cam Bốt, nay vẫn cố giữ sự cân bằng trong quan hệ, một bên là với Trung Quốc và bên kia là với ASEAN, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Vào lúc Cam Bốt nắm chức Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội ASEAN, lần đầu tiên trong lịch sử của hiệp hội này, vào năm 2012, hội nghị Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á đã không ra được bản thông cáo chung, do bất đồng nội bộ.
Cụ thể là Cam Bốt, dưới tác động của Trung Quốc, đã không chấp nhận yêu cầu của Manila đưa vào bản thông cáo chung sự cố tàu của Trung Quốc và Philippines đối mặt với nhau trong nhiều tuần ở bãi đá Scarborough.
Kể từ lúc đó, Phnom Penh càng bị xem là đàn em của Bắc Kinh. Nhưng theo tác giả Leng Thearith, thực tế không hoàn toàn đúng như vậy, mà Cam Bốt đang thi hành một chính sách ngoại giao « đu dây », giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là ASEAN, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Ở cấp độ khu vực, chính quyền Phnom Penh đã cố làm hòa với Hà Nội, vốn vẫn rất bực tức về việc Cam Bốt không chịu lên án những hành động của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền ở Biển Đông.
Cụ thể là khi viếng thăm Việt Nam vào năm 2013, Thủ tướng Hun Sen đã không quên nhắc lại công lao của Việt Nam giải phóng Cam Bốt khỏi chế độ diệt chủng Khơme Đỏ.
Điều đáng nói là ông Hun Sen nói những điều đó bằng tiếng Việt, cho thấy là ông muốn chứng tỏ Phnom Penh là một người bạn rất thân thiết với Hà Nội, cho dù nói tiếng Việt như vậy có thể khiến dư luận Cam Bốt càng xem ông là nhân vật phục tùng Việt Nam, và điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng Nhân dân Cam Bốt của Hun Sen.
Nhiều người dân Cam Bốt vẫn còn giữ tâm lý thù hằn Việt Nam và vẫn sợ là Việt Nam sẽ tiếp tục xâm lấn lãnh thổ nước họ.
Một bằng chứng khác cho thấy Phnom Penh cố giữ quan hệ tốt với Hà Nội : Khi một nhà ngoại giao Việt Nam vào năm 2014 tuyên bố vùng đất mà người Cam Bốt gọi là Kampuchea Krom từ lâu đã thuộc về Việt Nam, nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam đã nổ ra tại Phnom Penh.
Nhưng chính quyền Cam Bốt lúc đó không hề có hành động ngoại giao nào để đòi Hà Nội nói rõ lập trường về vấn đề này, mà trái lại đã bắt giữ 11 người biểu tình chống Việt Nam.
Theo tác giả Leng Therarith, Hun Sen cũng đã tìm cách thắt chặt quan hệ với hai đối thủ của Trung Quốc khu vực, đó là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Sau khi đã nâng quan hệ Cam Bốt – Trung Quốc lên thành « Đối tác chiến lược toàn diện » vào tháng 12/2010, Phnom Penh cũng đã nâng cấp quan hệ với Tokyo thành « đối tác chiến lược » vào tháng 12/2013.
Một cách biểu tượng hơn, Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh in một giấy bạc có hình cây cầu Tsubasa, được xây với viện trợ của Nhật và được đặt tên Nhật.
Trong quan hệ với Hoa Kỳ, Cam Bốt hiện cũng là một trong những nước Đông Nam Á yểm trợ mạnh mẽ nhất cho cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
Thủ tướng Hun Sen cũng đã tỏ ý muốn thắt chặt quan hệ với Washington, qua việc gia nhập khối tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Hoa Kỳ chủ xuống nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Châu Á.
Theo tác giả Leng Thearith, chính sách ngoại giao “ đu dây” có lợi ở chỗ là khi cần, thì Cam Bốt có thể dựa hẳn vào Trung Quốc, nhất là khi bị hai láng giềng lớn hơn là Thái Lan và Việt Nam đe doạ.
Nhưng nếu ASEAN, Hoa Kỳ và Nhật Bản không ngăn chận được ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc tại Cam Bốt hoặc nếu Hun Sen không cưỡng lại được áp lực của Mỹ về nhân quyền và dân chủ, thì chính sách ngoại giao « đu dây » đó có thể bị phá hỏng.
Tin mới
- Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung - Việt Nam nên học tập Thomas Jefferson - 16/07/2015 18:29
- Thỏa thuận hạt nhân Iran: Thắng lợi ngoại giao của Obama - 14/07/2015 19:17
- Quốc hội Mỹ có thể chặn thỏa thuận hạt nhân với Iran - 13/07/2015 15:46
- Hé lộ số phận của Đại tướng Phùng Quang Thanh? - 10/07/2015 23:12
- Mỹ đã gửi một thông điệp sai lầm cho Việt Nam - 09/07/2015 13:52
- Chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ - 08/07/2015 20:23
- Quan hệ Mỹ Việt sẽ « sâu sắc, lâu bền » hơn - 08/07/2015 14:43
- Đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Mỹ tìm đồng minh chống Trung Quốc - 07/07/2015 14:56
- Tương lai Hy Lạp trong tay Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu ? - 06/07/2015 16:53
- Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng :Quan trọng nhất là giải tỏa sự nghi kỵ - 04/07/2015 15:46
Các tin khác
- Luật An ninh Quốc gia Trung Quốc : Chiêu mới để thôn tính Biển Đông ? - 02/07/2015 15:09
- VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG : HÒA HAY CHIẾN ? - 30/06/2015 23:25
- Qua bài học Achentina, Hy Lạp không hoàn toàn tuyệt vọng - 30/06/2015 19:02
- Merkel sẽ bị lịch sử phê phán nếu Châu Âu bỏ rơi Hy Lạp - 29/06/2015 16:23
- Ai mua nhà ở Hoa Kỳ? - 27/06/2015 00:16
- NATO và Nga bên bờ một cuộc Chiến tranh lạnh mới ? - 25/06/2015 19:45
- Con đường tháo chạy của đại gia đỏ - 25/06/2015 06:21
- Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hoa Kỳ nói lên điều gì? - 25/06/2015 05:38
- Bà Hillary Lột Xác - 24/06/2015 20:08
- GREXIT : Thiệt hại nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone - 24/06/2015 02:43