Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Năm đầu của TT Macron : kinh tế Pháp khởi sắc nhưng xã hội căng thẳng

Phap- chong Macron


Người biểu tình chống tổng thống Emmanuel Macron tại Paris ngày 05/05/2018.
REUTERS/Charles Platiau

Kể từ khi bầu ông Emmanuel Macron lên làm tổng thống Pháp cách nay đúng một năm, người Pháp đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào khả năng kinh tế sẽ khá lên trở lại nhờ các cải cách mà vị tổng thống trẻ đã hứa hẹn trong chiến dịchtranh cử.

Một năm sau, kinh tế Pháp đã có những dấu hiệu phục hồi, thế nhưng nghịch lý là những căng thẳng xã hội đã bùng lên trở lại, đe dọa tiến trình khôi phục đang manh nha.

Đà hồi phục kinh tế Pháp từ một năm nay là một thực tế không thể chối cãi.

Cơ quan thẩm định tài chánh quốc tế Moody's, hôm 04/03/2018 vừa qua đã lên tiếng hoan nghênh các kế hoạch cải tổ kinh tế đã được tiến hành trong năm qua.
Đánh giá của Moody’s cũng là đánh giá chung của cộng đồng doanh nghiệp tại Pháp cũng như trên thế giới.

Điểm ghi nhận đầu tiên là tăng trưởng kinh tế đã trở lại với nước Pháp (dự kiến ở mức 2% trong năm nay), đang ở mức cao nhất từ sáu năm qua, và thậm chí còn sẽ tiếp tục.
Kèm theo đà đi lên về tỷ lệ tăng trưởng, thất nghiệp lại đang giảm dần, một dấu hiệu tốt khi mà mục tiêu của chính quyền là hạ tỷ lệ này xuống mức còn 7% vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Macron.

Đà giảm thất nghiệp mạnh đến mức mà mới đây, người ta lo ngại là cơ quan quản lý người thất nghiệp của Pháp sẽ phải thải người vì không còn việc để làm nữa !
Giới chủ nhân Pháp dĩ nhiên rất hài lòng trước các biện pháp cải tổ mà họ cho là giúp cho thị trường lao động được « linh hoạt » hơn, thuê mướn hay sa thải nhân công đều dễ dàng hơn…

Một thực tế là đầu tư của các doanh nghiệp Pháp được cho là đang ở mức cao nhất từ 40 năm nay.
Ông Thibault Lanxade, phó chủ tịch nghiệp đoàn các chủ nhân Pháp MEDEF đã cho rằng chính quyền Macron đang đi đúng hướng, và các biện pháp cải tổ sẽ tạo thêm động lực cho kinh tế phát triển.

Đối với một số chuyên gia, trong đà khôi phục kinh tế hiện nay, vai trò của các chủ trương cải tổ cũng có, nhưng quan trọng hơn cả là tổng thống Macron gặp may, lên cầm quyền vào đúng lúc toàn cảnh kinh tế thế giới sáng sủa trở lại, trong lúc các biện pháp cải tổ tiến hành thời cựu tổng thống Hollande bắt đầu phát sinh kết quả.

Vấn đề đặt ra là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng mà ông Macron chủ trương lại không được mọi tầng lớp dân chúng tán đồng, chẳng hạn như những biện pháp bãi bỏ thuế đánh trên tài sản cực lớn ISF, tức là đánh vào « người giầu », chính sách khuyến khích vốn tư bản…
Tăng trưởng trở lại giúp các tập đoàn cũng như ngân sách nhà nước tăng thu nhập, nhưng phần tăng đó không được phân chia trở lại mà dùng để hỗ trợ cho phát triển thêm.

Bên cạnh đó chính quyền lại có biện pháp tăng tỷ lệ phần đóng góp xã hội bắt buộc CSG, tăng thuế thuốc lá, xăng dầu, nhưng khoản đóng góp mà bất kỳ ai, giầu cũng như nghèo, đều phải chịu, tạo nên suy nghĩ là chính quyền Macron bất công !

Trong bối cảnh đó, cũng dễ hiểu là những phong trào đấu tranh xã hội đã bùng lên, từ việc giới công nhân đường sắt chống lại việc cải tổ quy chế của ngành, nhân viên hàng không Air France đòi tăng lương, sinh viên chống lại cải tổ đại học bị cho là mang tính chất sàng lọc giầu nghèo.

Trước các phong trào đó, tổng thống Macron đã tỏ quyết tâm theo đuổi đến cùng việc thực hiện những lời hứa đưa ra lúc tranh cử.
Theo ông, chính căn cứ vào đó mà đa số người Pháp đã bầu cho ông. Ông từng tuyên bố công khai rằng « Nếu tôi dừng lại vì bị biểu tình phản đối, tôi sẽ không thể nào tiếp tục cải tổ được ».

Theo giới phân tích, tổng thống Macron có cái nhìn dài hạn, và ông muốn thành công trong việc chuyển đổi nước Pháp trước năm 2022, và khi có kết quả, phong trào phản đối sẽ bị triệt tiêu.
Vấn đề là liệu ông có kháng lại sức ép những sức ép từ nay đến lúc đó hay không.

Switch mode views: