Đàm phán thương mại Mỹ-Trung vẫn bế tắc
- Thứ Bảy, 05 tháng Năm năm 2018 14:29
- Tác Giả: Thanh Phương
Phái đoàn đàm phán thương mại Mỹ gồm bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (giữa) và bộ trưởng thương mại Wilbur Ross (thứ 2 phải) rời Bắc Kinh ngày 04/05/2018.
REUTERS/Thomas Pete
Hôm qua, 04/05/2018, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc 2 ngày đàm phán tại Bắc Kinh nhưng vẫn chưa giải quyết được bất đồng thương mại chủ yếu giữa hai nước.
Chỉ còn chưa tới 3 tuần nữa là Washington sẽ áp thuế hải quan lên hàng chục tỷ đôla hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ.
Hôm nay, phái đoàn đàm phán của Mỹ gặp tổng thống Donald Trump để báo cáo về kết quả đàm phán ở Bắc Kinh.
Trong một thông cáo ra hôm qua (04/05), Nhà Trắng cho biết phái đoàn cao cấp của Mỹ đã có các cuộc thảo luận «thẳng thắn» với phía Trung Quốc về việc tái cân bằng lại quan hệ kinh tế song phương Mỹ-Trung, về việc cải thiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và về vấn đề Trung Quốc ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ.
Cuộc đàm phán đã diễn ra trong bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang đến gần, vì ngày 22/05 tới, Washington dự trù sẽ áp thuế hải quan lên 50 tỷ đôla hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ và Bắc Kinh đã tuyên bố sẵn sàng trả đãa bằng cách đánh thuế trên 50 tỷ đôla hàng hóa của Mỹ nhập vào thị trường Trung Quốc.
Tuy vậy, sau 2 ngày đàm phán ở Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã, « hai bên chỉ đạt vài đồng thuận trên một số điểm, và nhìn nhận còn những bất đồng rất lớn trên một số vấn đề ».
Đúng là phía Hoa Kỳ đã đưa ra yêu cầu rất cao. Theo tài liệu đàm phán mà hãng tin Bloomberg News đọc được, chính quyền Trump đòi phía Trung Quốc từ đây đến năm 2020 phải cắt giảm ít nhất 200 tỷ đôla thâm thủng trong trao đổi mậu dịch hàng năm giữa hai nước ( 375 tỷ đôla năm 2017 ).
Trong khi đó, ban đầu mục tiêu Nhà Trắng thông báo là 100 tỷ. Phái đoàn Mỹ còn đưa ra những điều kiện khác mà phía Trung Quốc rất khó chấp nhận.
Theo AFP, báo chí chính thức của Trung Quốc hôm qua không nói nhiều về đàm phán thương mại với phái đoàn Mỹ, mà chỉ tập trung nhiều vào phát biểu của chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi Karl Marx nhân 200 năm ngày sinh của nhà triết học Đức, tác giả của «Tư bản luận».
Tin mới
- Tổng thống Emmanuel Macron : Dấu ấn ngoại giao một năm cầm quyền - 07/05/2018 22:44
- Một năm cầm quyền của TT Macron: Xã hội Pháp vẫn “chia đôi” - 07/05/2018 22:34
- Năm đầu của TT Macron : kinh tế Pháp khởi sắc nhưng xã hội căng thẳng - 07/05/2018 19:23
- Pháp phản đối các phát biểu của tổng thống Mỹ về vụ khủng bố 2015 ở Paris - 07/05/2018 18:19
- Cựu cố vấn an ninh Philippines kêu gọi phản đối Trung Quốc đặt tên lửa ở Trường Sa - 07/05/2018 17:06
- Nhiều nhà hoạt động ở Hàn Quốc vẫn tìm cách gửi tài liệu tuyên truyền sang miền Bắc - 07/05/2018 16:52
- Nga : Biểu tình phản đối trước ngày Putin nhậm chức, hơn 1.500 người bị câu lưu - 07/05/2018 16:42
- Báo Hàn Quốc: Singapore sẽ đón thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên? - 07/05/2018 16:31
- Bắc Triều Tiên khẳng định muốn đối thoại không phải vì sức ép của Mỹ - 06/05/2018 20:32
- Pháp : Chủ tịch tập đoàn từ chức, Air France gặp khủng hoảng - 05/05/2018 14:51
Các tin khác
- Bắc Triều Tiên muốn phát triển theo mô hình Việt Nam ? - 05/05/2018 00:56
- Báo Mỹ: Donald Trump cân nhắc khả năng giảm quân Mỹ ở Hàn Quốc - 04/05/2018 23:28
- Tranh cãi Mỹ-Trung về vụ phi cơ quân sự Mỹ bị chiếu laser tại Djibouti - 04/05/2018 22:59
- Mỹ-Trung gấp rút đàm phán trước ngày "chiến tranh thương mại" - 04/05/2018 20:44
- Cannes 2018 : Thế thượng phong của điện ảnh châu Á - 04/05/2018 18:54
- Du học sinh nước ngoài có thật sự hạnh phúc ở Pháp ? - 04/05/2018 16:01
- Xe chở tiền đánh rơi hàng trăm ngàn đô la trên xa lộ Indiana - 04/05/2018 00:35
- Tình báo Mỹ: Trung Quốc đã đặt tên lửa trên 3 tiền đồn ở Trường Sa - 04/05/2018 00:27
- Trump, Nobel Hòa bình ? - 04/05/2018 00:19
- Seoul vận động Tokyo và Bắc Kinh ủng hộ Tuyên Bố Bàn Môn Điếm - 04/05/2018 00:10