Nhiệm kỳ tổng thống thứ 3: Putin thành công hay thất bại về đối ngoại ?
- Thứ Năm, 15 tháng Ba năm 2018 22:34
- Tác Giả: Thùy Dương
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại trụ sở FSB ở Matxcơva, tháng 03/2018.
Sputnik/Alexei Nikolskyi/Kremlin via REUTERS
Nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của Vladimir Putin đã bước vào giai đoạn cuối.
Chính sách đối ngoại của Putin đã đạt được những thành quả nào ? Nhiệm kỳ của Putin được quốc tế đánh giá ra sao ?
RFI xin trích lược ý kiến của bà Isabelle Facon, thuộc viện nghiên cứu chiến lược FRS của Pháp, chuyên gia về chính sách an ninh và quốc phòng Nga, đặc biệt là về cuộc cách mạng công nghiệp vũ khí của Matxcơva.
Chuyên gia Isabelle Facon đã có nhiều nghiên cứu về chính sách đối ngoại và vị thế của Nga ở châu Âu, cũng như các quan hệ của điện Kremlin với chính quyền các nước châu Á.
Chiến lược quốc tế của Vladimir Putin giai đoạn 2012-2018 là gì ?
Ban đầu, dự án then chốt trong chính sách đối ngoại của Vladimir Putin cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 3 là sự hội nhập Á - Âu (với các nước thuộc Liên Xô cũ), thông qua Liên minh kinh tế Á - Âu.
Kế hoạch này được triển khai vào năm 2015, nhưng xung đột Nga - Ukraina khiến Kiev không chấp nhận tham gia Liên minh nữa, trong lúc tham vọng trọng tâm của điện Kremlin là lập liên minh.
Thêm vào đó, cuộc chiến Ukraina đã khiến các nước gần gũi nhất với Nga là Belarus, Kazhastan thận trọng, cảnh giác hơn trước mưu đồ của Matxcơva thực hiện chiến lược địa chính trị thông qua dự án Liên minh kinh tế Á - Âu.
Sự cảnh giác này góp phần làm cho tiến trình hội nhập Á - Âu, vốn chịu tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2014-2016, càng trở nên khó khăn hơn.
Cuộc khủng hoảng Ukraina cũng cho thấy những xung khắc giữa Nga và phương Tây ngày càng « chồng chất ».
Trước vụ xung đột Ukraina, giới chính trị Nga và phương Tây lâu nay đều tự hỏi liệu Nga có « chia tay » phương Tây, dẫn tới một « vòng xoáy đối đầu » rất khó thoát ra được hay không ?
Nhưng mặt khác, việc Nga can thiệp vào Syria lại buộc Matxcơva phải thực hiện chặt chẽ hơn và khéo léo hơn chính sách ngoại giao ở Trung Đông. Và điều này không phải là không đạt được thành công.
Và cuối cùng, cuộc khủng hoảng trong quan hệ với phương Tây đã thúc đẩy Nga cân bằng lại chính sách đối ngoại và ngoại thương với các nước châu Á.
Vì lo ngại khả năng các thế lực can dự về địa chính trị, nhất là ở Trung Á, điện Kremlin đang tìm cách « lấy lại » sự năng động thông qua hợp tác với Trung Quốc trong dự án Con đường tơ lụa mới, để chứng tỏ Nga không bị cô lập và cũng là để thúc đẩy lại tiến trình hội nhập Á - Âu.
Có mối liên hệ nào trong việc Nga can dự vào Ukraina và Syria ?
Sự giống nhau nằm ở động cơ của điện Kremlin khi quyết định can thiệp quân sự vào hai nước : tất cả đều xuất phát từ sự căng thẳng và bất đồng với phương Tây.
Đó cũng là cơ hội để Matxcơva chứng tỏ quân đội Nga đã trở lại và có khả năng hỗ trợ cho nền ngoại giao của nước này, bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thông điệp của tổng thống Putin là Matxcơva có phương tiện để buộc các nước « tôn trọng lằn ranh đỏ ».
Việc can thiệp vào Syria cũng là để chứng minh cựu tổng thống Mỹ Obama đã sai lầm khi tuyên bố hồi năm 2014 rằng Nga chỉ là một cường quốc trong khu vực.
Cuộc chiến ở Ukraina và Syria tác động thế nào tới dư luận thế giới và Nga ?
Xét về tổng thể, nhiều người cho rằng nước Nga « lại nổi lên » như một cường quốc, một mối đe dọa.
Theo kết quả điều tra của Pew Research Center, việc Matxcơva thường xuyên phô trương sức mạnh có ảnh hưởng tới hình ảnh của nước Nga.
Tỉ lệ những người cho rằng tổng thống Nga Vladimir Putin « làm việc ông cần làm trên trường quốc tế » không cao : 19% (châu Âu) và 35% (châu Phi).
Số người ủng hộ nước Nga nhiều nhất là ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng cao nhất cũng chỉ là 37%.
Trong giới tinh hoa chính trị, đương nhiên hình ảnh của Nga ở châu Âu và Mỹ xấu hơn so với ở châu Á và châu Phi. Ở châu Á và Trung Đông, trong khi sự can thiệp của Mỹ vấp phải nhiều nghi vấn thận trọng, nhất là sau khi Donald Trump đắc cử tổng thống, thì việc điện Kremlin tăng cường các hoạt động quân sự và ngoại giao trong các khu vực này lại được coi là sự cân bằng lực lượng.
47% người Mỹ và 41% người châu Âu coi sức mạnh và ảnh hưởng của Nga là « một mối đe dọa cho đất nước ».
Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với ở châu Phi (31%), châu Á - Thái Bình Dương (29%), Trung Đông (35%) và Nam Mỹ (23%).
Còn tại Nga, đương nhiên là dân chúng hài lòng vì đất nước họ đã tìm lại được vị thế quốc tế và hình ảnh của nước Nga trên thế giới trong những năm qua đã được cải thiện.
Họ cho rằng đất nước trở nên hùng mạnh hơn và lợi ích của quốc gia cũng được bảo vệ.
Chuyên gia địa chính trị Pháp Pierre Hassner đã từng phát biểu khi cuộc xung đột Georgie nổ ra : « Nước Nga thích các nước khác sợ mình hơn là yêu quý mình ».
Liệu phương Tây và Nga có hướng tới giai đoạn « hòa hoãn » ?
Nhiều chuyên gia dự báo việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ sẽ giúp phương Tây xích lại gần Nga một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Nhưng đó là một điều không tưởng. Matxcơva vẫn chưa nhận được tín hiệu thuyết phục về sự giải ước sức mạnh của Mỹ tại lục địa Á - Âu và châu Âu như điện Kremlin từng mong đợi, nhưng có thể họ vẫn đang hy vọng.
Tuy nhiên, trong thông điệp rõ ràng của tổng thống Nga trước Quốc Hội liên bang ngày 01/03/2018, người ta hiểu rằng, trong những năm tới đây, Nga - quốc gia đang bị xa lánh - sẽ tiếp tục duy trì quan hệ căng thẳng và thỏa hiệp với Mỹ.
Các đối thủ chính trị của tổng thống Donald Trump đã coi « hồ sơ Nga » là vũ khí chủ đạo để chống lại ông.
Câu hỏi quan trọng nhất là liệu Matxcơva sẽ tìm cách « hạn chế thiệt hại » hay sẽ khiến cuộc đối đầu trầm trọng hơn nữa.
Khi nhấn mạnh về sự nguy hiểm của việc quân sự hóa quan hệ chiến lược giữa phương Tây và Nga, Matxcơva có thể hy vọng sẽ khiến châu Âu phải ngưng « vòng xoáy thù nghịch với Matxcơva », nhất là trong bối cảnh Mỹ và châu Âu có nhiều điểm bất đồng: xung khắc về cuộc chiến thương mại, tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran, hồ sơ khí hậu toàn cầu …
Nhưng dù sao đi chăng nữa, nếu quan hệ giữa Nga với phương Tây có được cải thiện thì cũng sẽ rất chậm. Mục tiêu vẫn còn đang ở rất xa.
Quốc tế đánh giá Nga có lợi hay bất lợi, hay cả hai ?
Theo đánh giá của phương Tây, mọi chuyện đều bất lợi cho Matxcơva : các biện pháp trừng phạt, cô lập Nga, tác động tới sự phát triển kinh tế và an ninh của nước này, Nga bị mang tiếng xấu trên trường quốc tế, ảnh hưởng tới cân bằng sức mạnh giữa Nga và Trung Quốc …
Còn tại Nga, như tôi đã nói ở trên, dân chúng thấy sự hiện diện của Nga được củng cố trên thế giới.
Điều này bù đắp lại cho những hệ quả tiêu cực mà nước Nga phải gánh chịu : các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga không bị người dân nước này coi là sự trừng phạt nhắm vào chính sách không tốt của tổng thống Vladimir Putin mà được họ nhìn nhận là bằng chứng cho thấy các nước phương Tây muốn làm suy yếu nước Nga, giống như từ trước tới nay phương Tây vẫn làm.
Nhưng sự thật cần được nhìn nhận một cách thận trọng. Nga chỉ bị phương Tây chứ không phải toàn thế giới cô lập.
Trong khi một số nước tuân thủ lệnh trừng phạt của phương Tây thì một số quốc gia khác lại tận dụng cuộc khủng hoảng Nga - phương Tây để hưởng lợi, chẳng hạn Trung Quốc.
Nhờ thế, Nga cũng có cơ hội mở rộng, đa dạng hóa quan hệ đối tác. Nhưng điện Kremlin cũng phải cho các đối tác mới này thấy rằng Nga có thể giữ một vai trò chính trị và chiến lược mang tính xây dựng.
Tuy nhiên, chưa chắc là các đối tác trên có thể bù đắp cho Nga những thiếu hụt do các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây ra.
Tin mới
- Donald Trump khóa quỹ tái thiết Syria - 31/03/2018 22:32
- Mỹ vẫn có thể đạt mục tiêu khí hậu của COP 21 - 31/03/2018 22:24
- Xung đột đẫm máu giữa quân đội Israel và người Palestine tại Gaza - 31/03/2018 20:06
- Mêkông : Ủy Hội MRC dần thừa nhận hậu quả đáng sợ của thủy điện? - 31/03/2018 05:25
- Tại Cuba: Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam biện minh cho kinh tế thị trường - 31/03/2018 05:07
- Việt Nam và Úc nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược - 16/03/2018 02:58
- Thượng đỉnh với ASEAN: Giới nhân quyền kêu gọi Úc không nhượng bộ độc tài - 16/03/2018 02:49
- Liên Hiệp Quốc : « Chính quyền Cam Bốt không cải thiện tình trạng nhân quyền » - 15/03/2018 23:20
- Hạt nhân : Nghị Viện Châu Âu bí mật đàm phán với Bắc Triều Tiên - 15/03/2018 23:08
- Trung Quốc : « Đánh mạnh », chiến dịch an ninh tốn kém tại Tân Cương. - 15/03/2018 22:46
Các tin khác
- Bầu cử tổng thống Nga : một vở tuồng không hẳn thiếu kịch tính - 15/03/2018 22:24
- Syria 7 năm nội chiến - 15/03/2018 22:14
- Rex Tillerson bị sa thải: Thỏa thuận hạt nhân Iran như “đèn treo trước gió” - 15/03/2018 22:07
- Mỹ : Học sinh biểu tình tại Washington đòi siết luật về súng - 15/03/2018 21:51
- Vụ Skripal: Quan hệ Anh-Nga căng thẳng, châu Âu thận trọng - 15/03/2018 21:41
- Đức điều tra tướng công an CSVN vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh - 15/03/2018 02:03
- Trọng tâm của thượng đỉnh ASEAN - Úc sẽ là tranh chấp Biển Đông - 14/03/2018 22:59
- Duterte thông báo rút Phillipines khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế - 14/03/2018 22:50
- Rex Tillerson nhận tin bị sa thải qua twitter của TT Trump - 14/03/2018 22:40
- Vì sao tổng thống Mỹ cách chức ngoại trưởng Tillerson? - 14/03/2018 18:33