Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và thế giới nổ ra

usa-bodies-export

Khi nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với phần còn lại của thế giới, kinh tế toàn cầu sẽ ra sao??
REUTERS

Nếu nổ ra một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với một phần còn lại của thế giới, ai được, ai thua ?
Đó có phải là một cuộc chiến vừa "tốt, vừa dễ thắng" cho Hoa Kỳ như lời tổng thống Trump đã khẳng định hay không ?

Nguyên nhân chiến tranh thương mại?

Từ một tuần qua, chính quyền Trump đơn phương thông báo kế hoạch đánh thuế 25 % và 10 % nhắm vào thép và nhôm bán sang Mỹ.

Tất cả các đối tác thương mại của Washington đều phẫn nộ. Nhiều bên đòi kiện Hoa Kỳ ra trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Liên Hiệp Châu Âu báo trước, "đáp trả một cách tương xứng" và đã chuẩn bị danh sách một loạt các mặt hàng của Mỹ nhập sang châu Âu sẽ bị áp thuế.

Trung Quốc nhấn mạnh sẽ có "những biện pháp cần thiết để bảo vệ lĩnh vực xuất khẩu" của nước này.

Chiến tranh thương mại ảnh hưởng gì đến kinh tế toàn cầu ?

Phần lớn tăng trưởng của thế giới tùy thuộc vào các hoạt động giao thương.
Tổng thống Trump lên cầm quyền vào tháng 01/2017, rút nước Mỹ ra khỏi hiệp định TPP đòi xét lại một loạt các thỏa thuận tự do mậu dịch với các đồng minh thân thiết nhất như Canada, Hàn Quốc …

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế liên tục khuyến cáo Nhà Trắng tránh dùng các biện pháp bảo hộ làm phương hại tới tăng trưởng của toàn cầu và của bản thân nước Mỹ.
Tân thống đốc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ ông Jerome Powell bằng một ngôn ngữ rất ngoại giao cho rằng "tăng thuế nhập khẩu không phải là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ kinh tế Mỹ".

Chính sách bảo hộ gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm đẩy giá thành các sản phẩm cần sử dụng hai loại nguyên liệu này lên cao.

Hãng xe Nhật Toyota báo trước : các nhà máy của Toyota tại Mỹ mà phải mua nhôm và thép đắt hơn, giá thành của mỗi chiếc xe bán ra trên thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng cao, bất lợi cho người Mỹ.
Giá cả đắt đỏ hơn, người tiêu dùng nản lòng. Không có tiêu thụ, tăng trưởng của Mỹ qua đó bị tác hại lây.

Bảo hộ, biện pháp "tốt đối với nước Mỹ"?

Ngày 02/03/2018 để biện minh cho quyết định tăng thuế nhập khẩu đánh vào thép và nhôm, Donald Trump viết trên Twitter : "Chúng ta cần bảo vệ đất nước và người lao động Mỹ". Đây là một "cuộc chiến vừa tốt, vừa dễ giành thắng lợi".

Tại Hoa Kỳ, năm 2016 có khoảng 83.000 người làm việc trong các nhà máy sản xuất thép và nhôm.
Trong khi đó, những ngành công nghệ và công nghiệp sử dụng nhôm và thép bảo đảm công việc làm cho 6,5 triệu người lao động Mỹ. Ai được, ai thua ?

Tổng thống Trump chưa chính thức ban hành sắc lệnh về thuế nhập khẩu nhôm, thép, Hiệp hội nông gia Mỹ than phiền, Nhà Trắng muốn bảo vệ các nhà máy nhôm, thép mà quên mất rằng các đối tác thương mại của Hoa Kỳ có thể trả đũa, ngưng mua vào nông phẩm made in USA hay đánh thuế lúa mì, thịt bò, ngũ cốc … của Mỹ.
 Trung Quốc là thị trường lớn nhất mua đậu tương của Mỹ.

Trong thời gian từ tháng 03/2002 đến cuối 2003, trong 18 tháng, chính quyền Bush tăng thuế đánh vào thép bán cho Mỹ.
Hậu quả là 200000 người lao động Hoa Kỳ bị vạ lây, theo như nghiên cứu của viện Kinh Tế Oxford.

Đàm phán lại NAFTA : Bài toán thêm nan giải

Từ tháng 08/2017, Hoa Kỳ, Canada và Mêhicô đàm phán lại Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA vốn có hiệu lực từ 1994.
Các bên đã trải qua sáu vòng đàm phán gay go mà kết quả vẫn chưa đi tới đâu.

Vào lúc các bên họp lại lần thứ 7 ở Mêhicô, phái đoàn Mỹ đang đau đầu vì nhiệm vụ của họ càng khó được hoàn thành khi mà tổng thống Trump tuyên chiến trên mặt trận nhôm và thép với Canada và cả Mêhicô.
Canada là nguồn cung cấp số 1 cho nước Mỹ, còn Mêhicô đứng hàng thứ tư.

Switch mode views: