Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thượng đỉnh hạt nhân: Trọng tâm là mối đe dọa thánh chiến

nuclear-summit 2

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đồng nhiệm Pháp François Hollande hôm 31/03/ 2015 tại Washington.
REUTERS/Kevin Lamarque

Sau hồ sơ hạt nhân của Bắc Triều Tiên, ngày 01/04/2016, thượng đỉnh hạt nhân tại Washington dành trọng tâm cho đe dọa thánh chiến.

Sau loạt khủng bố tại Bruxelles và Paris, Nhà Trắng lo ngại về khả năng ứng phó của châu Âu với các nguy cơ tấn công khủng bố tại các thành phố lớn.

Nỗi ám ảnh “bom bẩn” bao trùm thượng đỉnh. Quân thánh chiến đang có trong tay các nguyên liệu hạt nhân để có thể chế tạo “bom bẩn”.

Một vụ nổ dù là phi hạt nhân cũng đủ phát tán các phân tử phóng xạ ra môi trường.Việc Bỉ phát hiện một đoạn video theo dõi một quan chức hạt nhân nước này dài hàng chục giờ do các thành viên của Daech thực hiện đang làm dấy lên nhiều nỗi lo sợ.

 Hôm qua, tổng thống Obama nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường hợp tác xuyên Đại Tây Dương để “xác định các vụ tấn công tiềm tàng, chặn đứng nguồn tài chính”.
Bên lề thượng đỉnh, tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều cuộc họp song phương với nhiều nguyên thủ quốc gia.
Với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, nhưng với tổng thống Pháp François Hollande chủ yếu là cuộc chiến chống khủng bố.

Từ Washington, thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet tường thuật:

“Tổng thống Obama đã hoan nghênh vai trò mà ông François Hollande đảm trách trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo.Ông nói:
“Tổng thống Hollande đã đi đầu trong việc huy động nguồn lực cần thiết của cả châu Âu một cách hiệu quả trong việc trao đổi thông tin xuyên Đại Tây Dương.”

Đáp lại, ông Hollande cũng khen ngợi sự phối hợp cấp cao giữa Pháp và Hoa Kỳ trong phương diện thu thập thông tin để theo dõi các chiến binh nước ngoài.
 Liên minh phải cho phép chính phủ Irak tái chiếm toàn bộ lãnh thổ và nhất là vùng Mossoul.

Về phần Syria, ông Hollande cho rằng nước Pháp đã hành động cả về mặt quân sự lẫn chính trị. Ông tuyên bố:
“Chúng tôi có mặt ở đó vì tin rằng Daech đang mất dần lãnh địa. Từ điểm này, Raqqa (lãnh địa của Daech tại Syria) đối với chúng ta là một mục tiêu.

Trên bình diện chính trị, cần phải làm sao cho lệnh ngừng bắn đạt được và được tuân thủ cho đến giờ phút này có thể phục vụ cho một tiến trình chuyển tiếp chính trị và đàm phán”.

Ông cho biết thêm là “ Mục tiêu phải là một chính phủ khác, một chính phủ cho tương lai của Syria”.
Cả hai tổng thống cũng tuyên bố ủng hộ chính phủ mới của Libya để ngăn chặn đà tiến của IS, đang muốn biến khu vực này thành một trong những thành trị của chúng”.

Switch mode views: