Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc : Nhà báo Cao Du bác bỏ việc nhận tội để được giảm án

Cao Du

Nhà báo Cao Du tại Bắc Kinh, 31/03/2016.
GREG BAKER / AFP

Lần đầu tiên nhà báo Trung Quốc Cao Du (Gao Yu), bị quản thúc tại gia, lên tiếng sau bản án 5 năm tù, vì bị khép tội « tiết lộ bí mật Nhà nước ».

Nữ nhà báo độc lập nổi tiếng khẳng định với AFP là không có chuyện bà thú tội trước tòa để được giảm án tù, như báo chí chính thức Trung Quốc đăng tải.

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với AFP hôm qua, 31/03, nhà báo Cao Du cho biết thông tin nói trên chỉ là « chuyện bịa đặt ».
Bà cũng nói thêm, một số giới chức Trung Quốc đã cảnh báo trước, là bà phải im lặng để đối lấy việc được trả tự do có điều kiện.

Tuy nhiên, vẫn theo nữ nhà báo kỳ cựu này, sở dĩ bà quyết định lên tiếng hôm qua, là do nhân viên chính quyền cơ quan đô thị Bắc Kinh muốn phá hủy một phần căn hộ của người con trai.

Về khả năng ra nước ngoài chữa bệnh, nhà báo Cao Du thông báo, chính quyền Đức đã cấp visa và mua vé máy bay, để bà có thể được chăm sóc sức khỏe tại Đức, nhưng các cơ quan chức năng Trung Quốc không cho phép xuất ngoại, vì bà đang ở trong tình trạng « tự do có điều kiện ».

AFP không liên lạc được với công an Bắc Kinh để hỏi về các vấn đề này.

Nhà báo Cao Du là người được trao Giải Thế Giới về Tự Do Báo Chí của UNESCO năm 1997, năm đầu tiên lập giải này. Bà bị bắt năm 2014 và đầu năm 2015 bị kết án 7 năm tù giam, sau đó án được giảm xuống 5 năm.
Vào thời điểm đó, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc loan tin nhà báo Cao Du nhận « tội » trong một phiên tòa được tổ chức bí mật.

Năm 1993, nhà báo Cao Duy từng bị án tù 6 năm cũng vì « tội » tiết lộ bí mật Nhà nước. Bà từng tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và bị bỏ tù lần đầu tiên sau đó.

Việc chính quyền Trung Quốc kết án nữ nhà báo Cao Du bị các nước Phương Tây và nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án mạnh mẽ.
 

Switch mode views: