Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổng thống Mỹ chỉ trích Miến Điện thụt lùi về cải cách dân chủ

 

obama asean 4
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/ 2014.REUTERS/Damir Sagolj

Ngay sau khi từ Bắc Kinh tới Naypyidaw, thủ đô Miến Điện, ngày hôm qua, 12/11/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chỉ trích Miến Điện chậm cải cách, thậm chí thụt lùi về tự do báo chí, dân chủ hóa.

Trả lời phỏng vấn báo chí Miến Điện, Tổng thống Mỹ tuyên bố :
 « Trong một số lĩnh vực, cải cách đã bị chậm lại, thậm chí thụt lùi, quay trở lại tình hình như trước đây ».

Nguyên thủ Hoa Kỳ nêu ra các « ép buộc hạn chế » đối với cựu tù chính trị, các vụ « bắt giữ » nhà báo và cái chết gần đây của một phóng viên trong lúc bị quân đội giam giữ.

Tổng thống Obama còn đề cập đến tình hình chính trị tại Miến Điện, một năm trước khi có tổng tuyển cử trong bối cảnh Hiến pháp của nước này, kế thừa từ chế độ quân sự độc tài, ngăn cản lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử Tổng thống.
Theo lãnh đạo Mỹ, « việc sửa đổi Hiến pháp phải phản ánh ý chí của người dân Miến Điện ».

Sau khi dự Thượng đỉnh Đông Á và ASEAN – Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein tại Naypyidaw và  bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon, trong khuôn khổ chuyến thăm Miến Điện.

Đây là lần thứ hai, ông Obama công du Miến Điện. Theo giới quan sát, sự hiện diện của nguyên thủ Mỹ đã phần nào củng cố tính đáng của một chế độ « dân sự » mà đa số các thành viên là cựu tướng lĩnh.

Từ Rangoon, thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình :

« Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Naypyidaw, thủ đô chính trị, một thành phố mới, cằn cỗi, với những đại lộ rộng thênh thang có hơn 10 làn xe… một thủ đô biểu tượng cho chế độ quân sự được xây dựng vào giữa những năm 2000.
 Đây là lần đầu tiên, nguyên thủ Mỹ tới thành phố này.

Cách nay hai năm, ông Obama đã công du Miến Điện trong vòng hơn một chục tiếng đồng hồ, nhưng lúc đó, ông tới Rangoon.

Lần này, sự hiện diện của Tổng thống Mỹ ở thủ đô chính trị khẳng định tính chính đáng của một chính quyền với đa số thành viên là cựu tuớng lĩnh, được lập ra sau một cuộc bầu cử có nhiều bê bối.
Có thể nói, các cựu quân nhân đã thực hiện các cải cách dân chủ.

Thế nhưng, kể từ đầu năm ngoái, tiến trình chuyển đổi, cải cách đã bị trục trặc.
Lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi tỏ ra khó chịu về sự gần gũi giữa chính quyền Obama và chính quyền của các cựu tướng lãnh Miến Điện. Theo bà, Hoa Kỳ đã quá lạc quan.

Hoa Kỳ đã bãi bỏ phần lớn các biện pháp cấm vận đối với chính quyền Miến Điện, nhưng sẽ khó gây áp lực trong việc sửa đổi Hiến pháp, một vấn đề mà bà Aung San Suu Kyi rất quan tâm.

Thứ Ba, 11/11, một phái đoàn của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi đã công du Bắc Kinh.
Tháng 12 tới, lãnh đạo đối lập cũng sẽ sang Trung Quốc. Bà bị coi là chính trị gia thân phương Tây, thế nhưng, chính quyền Miến Điện lại cho rằng bà thân Trung Quốc.
 Trong việc này, vai trò của các bên bị đảo ngược ».

Switch mode views: