• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase
lỗi
  • Error loading module User 'saigonec_sgenew' has exceeded the 'max_questions' resource (current value: 1) SQL=SELECT m.id, m.title, m.module, m.position, m.content, m.showtitle, m.params, mm.menuid FROM sge_modules AS m LEFT JOIN sge_modules_menu AS mm ON mm.moduleid = m.id LEFT JOIN sge_extensions AS e ON e.element = m.module AND e.client_id = m.client_id WHERE m.published = 1 AND e.enabled = 1 AND (m.publish_up = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_up <= '2024-12-27 07:20:54') AND (m.publish_down = '0000-00-00 00:00:00' OR m.publish_down >= '2024-12-27 07:20:54') AND m.access IN (1,1) AND m.client_id = 0 AND (mm.menuid = 219 OR mm.menuid <= 0) AND m.language IN ('vi-VN','*') ORDER BY m.position, m.ordering

Tình báo Mỹ bất bình trước các tiết lộ về giải mã internet

USA-SECURITY-NSA



Trụ sở cơ quan NSA tại Fort Meade, bang Maryland - REUTERS /NSA


Văn phòng Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (ODNI) hôm qua 06/09/2013 đã tỏ ra bất bình trước việc báo chí đăng tải các tài liệu do Edward Snowden tiết lộ, cho thấy Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã bí mật hoàn thiện các phương pháp để giải mã hay xâm nhập hầu hết các hệ thống mã hóa trên internet.

 ODNI khẳng định, giải mã các thông tin liên lạc chính là nhiệm vụ của cơ quan trên.

Các bài báo liên quan được đăng hôm 05/09/2013 trên tờ The Guardian ở Luân Đôn, tờ New York Times và trang web chuyên điều tra ProPublica ở New York. Dựa trên các tài liệu của Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ đang tị nạn tại Nga, các tờ báo này khẳng định NSA cùng với cơ quan an ninh mạng Anh GCHQ có thể giải mã hầu như tất cả những gì được mã hóa trên internet, từ thư điện tử cho đến các giao dịch ngân hàng.

Hai cơ quan an ninh Mỹ và Anh đã đưa các phần mềm giải mật vào các sản phẩm điện tử, hoặc có được chìa khóa giải mã nhờ các siêu máy tính hay ép buộc các công ty internet cung cấp.

 Ngân sách hàng năm dành cho việc giải mã của NSA là 190 triệu đô la. Cơ quan NSA được thành lập vào năm 1952, chính là với nhiệm vụ giải mã.

Thông cáo của Văn phòng Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (ODNI) – cơ quan chủ quản của 16 đơn vị tình báo Mỹ, trong đó có NSA - khẳng định, nhiệm vụ giải mã các thông tin được mã hóa của NSA không phải là bí mật.

Thông cáo viết : « Lịch sử cho thấy các nước đã nhờ đến việc mã hóa để bảo vệ các bí mật của mình, và nay bọn khủng bố, tội phạm internet, bọn buôn người và những kẻ bất lương khác cũng làm như thế để che giấu các hoạt động của chúng.

 Những người làm công tác tình báo sẽ không làm tròn nhiệm vụ nếu không nỗ lực chống lại các hoạt động phi pháp ».

Theo ODNI, bên cạnh việc thúc đẩy thêm các tranh luận hiện nay liên quan đến NSA, việc công bố các « chi tiết mật » còn « cung cấp phương tiện cho các đối thủ » trong việc né tránh sự giám sát của tình báo Mỹ.

Cho dù Tổng thống Barack Obama hứa hẹn minh bạch về chương trình giám sát của NSA, các tiết lộ của Edward Snowden đã cho thấy Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ là một tổ chức đầy quyền lực, với năng lực xâm nhập hầu như vô hạn.


Switch mode views: