Samsung, chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho một thế hệ thứ ba
- Thứ Hai, 29 tháng Tư năm 2013 18:58
- Tác Giả: Thanh Hà
Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee và cô con gái Lee Pu-jin. Theo sau là vợ ông Hong Ra-hee và con gái Lee Seo-hyun.
REUTERS/Steve Marcus
Nỗi ám ảnh lớn nhất của Samsung hiện nay không phải là nổ ra chiến tranh với Bắc Triều Tiên, cũng không phải là Apple, đối thủ đáng gờm nhất trong ngành điện thoại di động.
Ẩn số lớn nhất đang đặt ra với đại tập đoàn này là tương lai sẽ đi về đâu vào lúc Samsung chuẩn bị chuyển giao quyền lực lại cho thế hệ thứ ba.
Hiện diện trong đủ mọi lĩnh vực từ y tế, đến bảo hiểm, từ địa ốc đến ngành may mặc, từ các dây chuyền khách sạn các khi nghỉ mát, từ điện tử đến viễn thông, với 425 000 nhân viên, 340 tỷ đô la doanh thu, tương đương với 20 % GDP toàn quốc, Samsung được mệnh danh là một « vương quốc » trên xứ Hàn.
Vừa chào đời Galaxy S4 đã được coi là chìa khóa cho phép tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc này kiểm soát đến 10% thị trường smartphone toàn cầu.
Samsung hiện đang ngự trị trên thị trường điện thoại di động thế giới. Chỉ riêng nhánh Samsung Electronics đem về 160 tỷ đô la doanh thu.
Chót vót trên đỉnh cao của vương quốc đó là ông vua không ngai, Lee Kun Hee.
Năm nay 71 tuổi, sức khỏe không được tốt lắm, nhưng đối với công luận Hàn Quốc, quyền lực của Lee Kun Hee còn lớn hơn cả so với của tổng thống xứ này.
Là người từng đưa hãng chế biến cá khô của ông, cha thành tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới, nhất cử nhất động của ông chủ Samsung đều được báo chí Seoul mổ sẻ.
Tình trạng sức khỏe của ông vua không ngai trị vì trên một vương quốc với doanh thu bằng 1/5 tổng sản phẩm nội địa của Hàn Quốc này được giữ kín hơn một bí mật quốc gia.
Vào lúc khủng hoảng liên Triều đang dâng lên đến cao độ, sự kiện nhà tỷ phú quyền lực nhất Hàn Quốc, chủ nhân tập đoàn Samsung, Lee Kun Hee trở về Seoul sau ba tháng sống ở Hawai để tránh mùa đông giá lạnh của xứ Hàn là một tín hiệu mạnh, báo trước chiến tranh Triều Tiên sẽ không xảy ra.
Không cần bước ra khỏi ngôi biệt thự ở khu phố sang trọng nhất Seoul, Lee Kun Hee vẫn kín đáo điều khiển và phác họa ra những nét chính cho tương lai của Samsung.
Không cần đặt bút chính thức ký kết bất kỳ một văn bản nào, hay một một hợp đồng nào, nhưng nói như một người rất am hiểu về tình hình tài chính và kinh tế ở Seoul, « ý của ông Lee là ý trời » : tất cả những quyết định quan trọng liên quan đến Samsung đều xuất phát từ ngôi biệt thự của Lee Kun Hee.
Hào quang của Samsung liệu có tiếp tục tỏa sáng như hiện nay một khi chủ nhân cơ đồ ấy khuất núi ?
Câu hỏi này được đặt ra vì dư luận Hàn Quốc còn nhớ mãi giai thoại vào năm 1987 khi cha đẻ của Samsung là Lee Byung Chull qua đời.
Khi đó hai anh em nhà họ Lee đã lao vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn để giành lấy chiếc ghế chủ tịch. Sau cùng, phần thắng đã về tay người em là Kun Hee.
Năm ngoái, tức là hơn hai chục năm sau ngày người cha nhắm mắt, người anh cả Maeng Hee vẫn chưa nguôi hận, tiếp tục kiện để đòi ông chủ Samsung phải bồi thường cho mình 4 tỷ đô la.
Đương nhiên là ông vua không ngai đang trị vì trên vương quốc Samsung đã không « thả ra lấy một xu » cho người anh ! Cuộc chiến giữa hai anh em một nhà của dòng họ Lee này đã khép lại vào tháng 2/2013 khi tư pháp bác đơn kiện của ông Maeng Hee.
Liệu kịch bản huynh đệ tương tàn đó sẽ có tái diễn hay không ? Cho đến nay, Lee Kun Hee vẫn độc quyền ngự trị trên thế giới Samsung.
Nhưng người con trai duy nhất của ông là Lee Jaeyong, 44 tuổi được coi là có nhiều triển vọng trở thành nhân vật số 1 tại vương quốc công nghiệp này trong nay mai.
Nhưng để giành được « ngai vàng » của vua cha, Jaeysong còn phải vượt loại được hai đối thủ khác là chị và cô em gái : một đang nắm trong tay toàn bộ hệ thống khách sạn và các khu giải trí, một đang lãnh đạo chi nhánh viễn thông.
Theo lời một chuyên gia xứ Hàn thì ông trùm Samsung cố ý để cho ba người con tranh giành quyền lực với nhau và ông cũng cố tình đẩy hai cô con gái ra ánh sáng, để làm đối trọng với « hoàng thái tử » Jaeysong.
Jaeysong có nhiều lợi thế : tốt nghiệp đại học Harvard của Mỹ, cao ráo, đẹp trai.
Năm ngoái anh được chỉ định vào chức vụ phó chủ tịch, tức là trở thành nhân vật số 2 của Samsung. Hiềm nỗi tới nay, Jaeysong chưa thực sự thu về một chiến công rõ rệt nào cho phép anh gạt hẳn chi và em gái ra ngoài.
Hơn nữa Jaeysong nổi tiếng là một người ăn chơi, lại vừa ly dị vợ. Nhiều người cho rằng, tại một quốc gia còn bảo thủ, đấy là hình ảnh mà người dân Hàn Quốc không dễ chấp nhận.
Related news items:
Tin mới
- Hà Lan có tân vương Willem-Alexander - 02/05/2013 05:13
- Năm tôn giáo ở Việt Nam ra tuyên bố chung về ‘sửa Hiến pháp’ - 02/05/2013 04:57
- Hải quan Pháp chặn giữ được hàng chục ký vẩy tê tê buôn lậu qua Việt Nam - 01/05/2013 20:25
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 01-05-2013 - 01/05/2013 20:18
- Kinh tế Việt Nam ‘còn lâu mới hồi phục’ - 01/05/2013 00:44
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 30-04-2013 - 01/05/2013 00:35
- Máy bay SU-30 'tuần tra' Trường Sa - 29/04/2013 21:54
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 29-04-2013 - 29/04/2013 21:44
- Thủ tướng Syria bị ám sát hụt - 29/04/2013 20:31
- Bạo động tôn giáo: Miến Điện phải tăng cường hỗ trợ người Hồi giáo - 29/04/2013 19:18
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 28-04-2013 - 29/04/2013 00:30
- Trung Quốc bắt đầu đưa du khách đến Hoàng Sa - 28/04/2013 23:59
- Bắc Triều Tiên chuẩn bị tập trận lớn - 28/04/2013 22:18
- Châu Âu lên án Israel phá hủy nhà cửa của người Palestine - 27/04/2013 20:20
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 27-04-2013 - 27/04/2013 20:09
- Ấn Độ tuyên bố có thể giải quyết tranh chấp biên giới với Trung Quốc - 27/04/2013 18:33
- Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị đánh trong trại giam - 27/04/2013 16:41
- Máy bay Trung Quốc nhiều lần vào gần không phận Senkaku/Điếu Ngư - 27/04/2013 16:31
- Tướng Mỹ lo ngại tin tặc đánh cắp dữ kiện F-35 - 26/04/2013 23:11
- Trung Quốc hủy một cuộc họp quan trọng với Nhật Bản và Hàn Quốc - 26/04/2013 19:03