Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tổng thống Mỹ tiếp lãnh đạo 5 nước Bắc Âu

usa-obama-nordic

Cờ của các nước Bắc Âu trước tòa nhà văn phòng Eisenhower, bên cạnh Nhà Trắng, Washington ngày 11/05/2016.
REUTERS/Kevin Lamarque


Hôm nay 13/05/2016, tổng thống Hoa Kỳ tiếp lãnh đạo năm nước Bắc Âu tại Nhà Trắng.

Trọng tâm của cuộc gặp này là tăng cường hợp tác về an ninh, bảo vệ nền dân chủ, cũng trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.

Cuộc hội kiến diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO với Nga tại vùng biển Baltic.

Theo AFP, trong những tuần gần đây, máy bay và chiến hạm Mỹ nhiều lần chạm trán phi cơ Nga tại vùng biển Bắc Âu.

 Tuy nhiên, Washington cố gắng tránh làm cho không khí trở nên căng thẳng hơn.
Hoa Kỳ kêu gọi “bình thường hóa” tại khu vực Baltic, mà Matxcơva vốn coi là vùng ảnh hưởng truyền thống.

Theo Phủ Tổng Thống Mỹ, cuộc gặp các lãnh đạo 5 quốc gia Bắc Âu, với tổng dân số 27 triệu, cho phép nhấn mạnh “cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh châu Âu, với các trao đổi hai bên bờ Đại Tây Dương, và việc cổ vũ cho các giá trị dân chủ mà hai bên cùng chia sẻ”.

Hiện tại, Đan Mạch Na Uy và Iceland là thành viên của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO.
Phần Lan, với 1.300 km đường biên giới với Nga, muốn gia nhập Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương, trước các đe dọa từ Nga.

 Theo một báo cáo mà Helsinki đặt hàng, Phần Lan nên gia nhập NATO cùng lúc với Thụy Điển, để phần lãnh thổ do NATO bảo vệ được nối liền thành một khối.

Để trấn an các nước đông Âu trước việc Nga sát nhập bán đảo Crimée năm 2014 và hỗ trợ phe ly khai miền đông Ukraina, trong thời gian vừa qua, NATO đã bố trí thêm nhiều đơn vị quân đội có khả năng triển khai tại khu vực này, và liên tục tiến hành các cuộc tập trận, tuần tra.

Chủ đề chính khác trong cuộc hội kiến hôm nay là khí hậu.
Theo người phát ngôn của chính phủ Mỹ, “trên nhiều phương diện, các nước Bắc Âu đang phải đối mặt với các hệ lụy (của biến đổi khí hậu) hơn là chúng ta (tức nước Mỹ)”.

Ông nhấn mạnh là các nguyên thủ Bắc Âu và tổng thống Mỹ thể hiện lập trường thống nhất trong việc thực thi thỏa thuận giảm khí thải gây hiệu ước nhà kính, đạt được tại Paris tháng 12/2015.

Thượng đỉnh Mỹ-Bắc Âu kéo dài một ngày, kết thúc với một bữa dạ tiệc tại Nhà Trắng.
Cuộc họp lần trước là vào năm 2013, với Thụy Điển là nước chủ nhà.

Switch mode views: