Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bầu cử : Hồng Kông không đáp ứng yêu sách của phe dân chủ

 
 
HK-POLITICS-REFORM
 
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trình bày kế hoạch cải cách bầu cử năm 2017.
REUTERS/Bobby Yip
 
 
Hôm nay, 22/04/2015, chính quyền Hồng Kông công bố lộ trình cho cuộc bầu cử lãnh đạo hành pháp kỳ tới, nhưng không có nhân nhượng nào đối với phe dân chủ. 
 
Đại diện của phe này đã rời khỏi Hội đồng lập pháp để tỏ thái độ phản đối.
 
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carri Lam), nhân vật lãnh đạo số hai của chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông, hôm nay đã trình bày trước Hội đồng lập pháp kế hoạch cải tổ cho cuộc bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu để chọn lãnh đạo hành pháp vào năm 2017. 
 
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga giải thích rằng cuộc bầu cử này sẽ được tiến hành theo đúng những quy định do Bắc Kinh ban hành vào tháng 8/2014 và đã được Quốc hội Trung Quốc thông qua.
 
Nhưng theo các quy định nói trên, sẽ chỉ có hai hoặc ba ứng cử viên ra tranh chức lãnh đạo hành pháp Hồng Kông và những ứng cử viên này phải có sự chấp thuận của một ủy ban gồm các nhân vật thân Trung Quốc. 
 
Dưới con mắt của phe dân chủ Hồng Kông, như vậy tân lãnh đạo hành pháp sẽ là một nhân vật trung thành với Bắc Kinh.
 
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm nay xác nhận là vào năm 2017, cử tri Hồng Kông sẽ chọn giữa hai hoặc ba ứng cử viên do một uỷ ban gồm 1.200 thành viên tuyển chọn. 
Thành phần ủy ban này cũng giống như thành phần của ủy ban thân Bắc Kinh cho tới nay vẫn chỉ định lãnh đạo hành pháp cho đặc khu Hồng Kông.
 
Chính là nhằm phản đối những quy định đó mà hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình vào mùa thu năm 2014, chiếm đóng nhiều khu phố ở Hồng Kông, cho đến khi chính quyền đặc khu này tháo dỡ các lều trại của người biểu tình vào tháng 12/2014. 
 
Một lãnh đạo phe đối lập hôm nay đã cực lực lên án chính quyền Hồng Kông, tuyên bố sẽ tung một chiến dịch để phản đối kế hoạch bầu cử nói trên và sẽ kêu gọi người dân Hồng Kông tiếp tục đòi quyền phổ thông đầu phiếu thật sự.
 
 
Switch mode views: