Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thảm kịch thuyền nhân tại Ý : Paris và Vatican đòi giải pháp khẩn cấp

GREECE-MIGRANTS
 
 
Thuyền nhân cập bến Hy Lạp ngày 16/04/l 2015. .Athens kêu gọi Châu Âu giúp đỡ.
Reuters/Alkis Konstantinidis
 
 
Trước các thảm kịch đắm tàu liên tiếp xẩy ra đối với các thuyền nhân vượt biển Địa Trung Hải để đến miền Nam Ý, Tổng thống Pháp François Hollande vào hôm nay 19/04/2015 đã lên tiếng đòi Châu Âu họp khẩn cấp để tìm giải pháp. 
Cùng lúc, tại Rôma, Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi thế giới « nhanh chóng hành động ».
 
Phát biểu trên đài truyên hình Pháp Canal Plus, Tổng thống Pháp đã phản ứng nhanh chóng sau khi có tin là vừa có thêm một chiếc tàu chở thuyền nhân từ Libya vượt biển qua Ý bị chìm vào khuya hôm qua, khiến khoảng 700 người chết.
 
Theo Tổng thống Pháp, nếu nguồn tin trên được xác minh, thì đó sẽ là một thảm họa tồi tệ nhất trong những năm gần đây ở Địa Trung Hải ». 
Ông Hollande đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của các Bộ trưởng Nội vụ và Ngoại giao Châu Âu để đề ra những biện pháp đối phó.
 
Đối với Tổng thống Hollande, cần phải tăng cường số tàu tuần tra, tăng cường các phi vụ giám sát bằng máy bay, và nhất là thẳng tay đối với giới buôn người, mà ông không ngần ngại gọi là « quân khủng bố ».
 
Đồng thời với Tổng thống Pháp, tại Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế « hành động dứt khoát và nhanh chóng » trước tình trạng tăng vọt của các thảm kịch xảy ra cho các thuyền nhân trên biển Địa Trung Hải. 
 
Ngay từ hôm qua, người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã đưa ra lời kêu gọi tương tự.
 
Vụ chìm tàu với 700 người bị tình nghi thiệt mạng vào khuya hôm qua đã gây chấn động công luận, và xẩy ra chỉ ít lâu sau một vụ tương tự hồi tuần trước, đã khiến 450 người chết.
 
Bên cạnh các thảm kịch chết người đó, còn có thảm kịch liên quan đến con số hơn 11.000 thuyền nhân đã dạt được vào Ý riêng trong tuần lễ vừa qua, một con số được dự báo sẽ tiếp tục tăng, và liên quan đến không chỉ nước Ý, mà cả hai nước khác là Tây Ban Nha và Hy Lạp.
 
Trong tình hình đó, Ý đã cầu cứu Liên Hiệp Châu Âu, nhưng theo Thông tín viên RFI Pierre Bénazet tại Bruxelles, phản ứng của Châu Âu không mấy « tích cực » :
« Nước Ý và ba đối tác Châu Âu đang cố tạo một phong trào lôi kéo các nước khác của Châu Âu để có một phản ứng chung và tạo ra một « giải pháp mạnh ». 
 
Bên cạnh nhiều vấn đề khác, văn kiện cùng ký với Slovakia, Đức và Pháp, đã kêu gọi có hành động kiên quyết đối các đường dây buôn người. 
Tuy nhiên không có gì bảo đảm là sẽ có hiệu quả vì lời kêu gọi đoàn kết Châu Âu đã nhiều lần được đưa ra.
 
Trước mắt giải pháp duy nhất mà Ủy viên Châu Âu đặc trách di dân, đua ra là sửa đổi công ước Dublin. 
Công ước này quy định một người xin tỵ nạn chỉ được nộp đơn tại quốc gia mà người này đã đến khi vào Châu Âu mà thôi. 
 
Biện pháp đó tránh cho các nước không ở tuyến đầu gánh nặng to lớn về tài chính cũng như thủ tục.
Kinh nghiệm 18 tháng qua cho thấy không dễ gì lôi kéo cả 28 nước trong Liên Hiệp để có một chính sách nhập cư kết hợp được toàn khối.
 
Bằng chứng là người ta đã thấy nỗ lực của Châu Âu đã giảm sụt: 
 
Chiến dịch giám sát và cứu hộ trên biển của Ý - Mare Nostrum đã được thay thế bằng Triton, chiến dịch Châu Âu, quy mô nhỏ hơn gấp 3 lần, và chỉ có không đầy một nửa thành viên Châu Âu tham gia. »
 
 
Switch mode views: