Chủ trương "Nước Mỹ trên hết" đang đẩy Hoa Kỳ vào tình thế bị cô lập
- Thứ Hai, 16 tháng Mười năm 2017 19:18
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Một bức bích họa chống Mỹ tại Teheran, Iran, ngày 13/10/2017.
REUTERS/Nazanin Tabatabaee Yazdi/TIMA
Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump, đả kích thỏa thuận hạt nhân với Iran mà các đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ xem là chuẩn mực của hợp tác quốc tế, tiếp tục được bình luận.
Trong bài phân tích ngày 15/10/2017, hãng tin Pháp AFP đã không ngần ngại cho rằng quyết định đó của ông Trump đã nêu bật nguy cơ là chính sách ngoại giao theo hướng "Nước Mỹ trên hết (America First)" của ông, có khả năng chuyển hóa thành "Nước Mỹ đơn độc (America Alone)" khi ông phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Thoạt đầu, các nhà quan sát còn phân vân, tự hỏi là chính sách của tân tổng thống Mỹ sẽ ra sao.
Thế nhưng, họ đã nhìn thấy một sợi chỉ xuyên suốt các quyết định của ông, từ việc rút nước Mỹ ra khỏi các hiệp định thương mại đa phương, thách thức các đồng minh cố hữu, cho đến việc xé bỏ các hiệp định quốc tế: Đó là ông Trump kiên quyết không để cho bị bất kỳ một quan hệ quốc tế nào ràng buộc.
Một nhà nghiên cứu có uy tín là ông Richard Haass, chủ tịch định chế tham vấn Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Council on Foreign Relations đã khẳng định rằng chính sách đối ngoại của ông Trump đang đi theo "học thuyết triệt thoái".
Ông Trump chưa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng ông nói sẵn sàng làm việc đó nếu Quốc Hội Mỹ và các đồng minh của Hoa Kỳ không đồng ý ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Iran.
Ngay trước khi quyết định về Iran, ông đã rút Mỹ ra khỏi tổ chức văn hóa LHQ UNESCO.
Trước đó, ông đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước thương mại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, và dường như ông đã sẵn sàng xóa bỏ một hiệp ước lớn hơn là Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ - NAFTA.
Ông còn đặt vấn đề về cam kết của Mỹ đối với các đồng minh trong khối NATO, ra lệnh cho rà soát lại lợi ích của việc Mỹ tham gia các định chế LHQ, thậm chí còn tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Cơ sở của các quyết định kể trên, như ông luôn tuyên bố, đó là chủ trương của ông đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên tất cả.
Có điều là hệ quả của các hành động trên rất nghiêm trọng. Ông Ben Rhodes, cựu cố vấn cao cấp trong chính quyền cựu tổng thống Barack Obama, đã cảnh cáo : "Các quốc gia khác sẽ không muốn ký thỏa thuận với Hoa Kỳ".
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, người đã đàm phán thỏa thuận hạt nhân, cho rằng hành động của ông Trump sẽ gây thiệt hại lâu dài cho uy tín của Hoa Kỳ, vì sẽ không còn ai tin tưởng vào chính quyền Hoa Kỳ để tham gia đàm phán những vấn đề dài hạn.
Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry, một kiến trúc sư chủ chốt của thỏa thuận với Iran, đã cho rằng quyết định của ông Trump đã làm suy yếu vai trò của Mỹ, khiến Mỹ mất đồng minh…
Các đồng minh truyền thống của Washington ở Châu Âu lúc đầu rất thận trọng trong cách tiếp cận đối với ông Trump, với hy vọng ông sẽ bớt cực đoan khi vào Nhà Trắng. Thế nhưng, hy vọng này đã bị quyết định về Iran phá tan, và châu Âu đã nhất loạt phản ứng.
Theo chuyên gia Barbara Slavin thuộc trung tâm tham vấn Hội Đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), "ông Trump có vẻ như nghĩ rằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ đủ để cho Hoa Kỳ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn vào bất cứ lúc nào…
Điều mà ông ấy không hiểu là Hoa Kỳ chỉ ở đỉnh cao quyền lực khi vận động để đạt đến sự đồng thuận quốc tế".
Tin mới
- Mỹ thực tập di tản khẩn cấp kiều dân khỏi Nam Hàn - 17/10/2017 22:05
- ATD- Quart Monde trong nỗ lực giảm ghèo - 17/10/2017 21:07
- Đại Hội 19 Đảng Cộng Sản Trung Quốc có gì để xem ? - 17/10/2017 20:16
- Bắc Triều Tiên : Chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra bất cứ lúc nào. - 17/10/2017 18:49
- Châu Âu tăng cường trừng phạt quân đội Bắc Triều Tiên - 17/10/2017 15:56
- Philippines : Marawi được «giải phóng», nhưng chiến trận tiếp diễn - 17/10/2017 15:50
- Catalunya chuẩn bị biểu tình phản đối việc câu lưu hai lãnh tụ ly khai - 17/10/2017 15:44
- Thượng Viện Mỹ đề nghị Trump hợp tác với châu Âu về Iran - 17/10/2017 14:45
- Donald Trump cáo buộc Cuba tấn công thính giác các nhà ngoại giao Mỹ - 17/10/2017 14:38
- Tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam sau khi dự APEC - 17/10/2017 14:32
Các tin khác
- Bắc Triều Tiên từ chối đối thoại với Hàn Quốc tại Nga - 16/10/2017 19:10
- Việt Nam: Kiểm duyệt báo chí quốc ngữ trong thời kỳ Pháp thuộc - 16/10/2017 18:57
- Tổng thống Pháp Macron tìm cách trấn an công luận - 16/10/2017 18:18
- Liên Hiệp Châu Âu kiên quyết duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran - 16/10/2017 18:12
- Syria: Thành phần thánh chiến ngoại quốc tại Raqqa phải đầu hàng - 16/10/2017 17:43
- Mỹ-Hàn bắt đầu 5 ngày tập trận bất chấp đe dọa từ Bình Nhưỡng - 16/10/2017 17:15
- Tư lệnh Hải Quân Ấn Độ: Tình hình Biển Đông vẫn đáng quan ngại - 16/10/2017 01:36
- Trung Quốc: Cựu bộ trưởng Tư Pháp bị khai trừ khỏi đảng - 16/10/2017 01:22
- Mỹ thị uy bằng vũ khí tại Hàn Quốc, nhân cuộc tập trận chung - 16/10/2017 01:12
- Syria: Lực lượng do Mỹ yểm trợ mở đợt tấn công tối hậu vào Raqqa - 16/10/2017 00:32