Tư lệnh Hải Quân Ấn Độ: Tình hình Biển Đông vẫn đáng quan ngại
- Thứ Hai, 16 tháng Mười năm 2017 01:36
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Ảnh minh họa: Chiến hạm Ấn Độ viếng cảng Port Area tại Philippines ngày 30/09/2017.
REUTERS/Romeo Ranoco
Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại, phát biểu hôm 14/10/2017 nhân một hội nghị về biển tại Goa, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ đã bày tỏ thái độ quan ngại về cả cuộc tranh chấp Triều Tiên lẫn Biển Đông.
Đặc biệt về Biển Đông, lãnh đạo Hải Quân Ấn cho rằng nguyên do đến từ việc « chủ quyền lãnh thổ » của các đảo quốc và các nước đã bị một số quốc gia « nghiễm nhiên vô hiệu hóa ».
Theo hãng tin Ấn Độ TNN, đô đốc Lanba đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm sao cho các đại dương được tự do và an toàn để cho mọi quốc gia có thể sử dụng được một cách hợp pháp.
Và khi xuất hiện tranh chấp giữa các quốc gia sử dụng biển, điều đó cần phải được giải quyết thông qua các cơ chế giải quyết xung đột đã được thiết lập.
Thế nhưng, theo tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : « Thái độ hẹp hòi, dân tộc chủ nghĩa cực đoan đôi khi có xu hướng làm suy yếu các cơ chế, ví dụ như ở Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên, và đó là vấn đề khiến ai cũng phải quan ngại ».
Bên cạnh đó, theo đô đốc Lanba, một yếu tố đáng quan ngại khác là sự trỗi dậy của các hình thức tội phạm hàng hải khác nhau như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy, vũ khí và đánh cá bất hợp pháp.
Đối với tư lệnh Hải Quân Ấn Độ: « Không thể giải thích việc chia sẻ quyền sở hữu một cách lỏng lẻo, để biến điều đó thành hành động cướp tài nguyên một cách vô tội vạ…
Bảo tồn hệ sinh thái mỏng manh, đảm bảo tính bền vững của môi trường vì lợi ích chung và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của tất cả vùng duyên hải cũng là một trách nhiệm tập thể mà một vài nước có thể là cố tình lãng quên để trục lợi."
Đô đốc Ấn Độ không tố cáo đích danh nước nào, nhưng thông điệp của ông được cho là nhắm vào Trung Quốc, nước trong thời gian qua thường xuyên bị cáo buộc là ỷ mạnh chèn ép các láng giềng để đòi chủ quyền rộng khắp trên hầu như toàn bộ Biển Đông, đồng thời sẵn sàng tàn phá hệ sinh thái trong vùng khi cho nạo vét các rạn san hô mà họ chiếm đóng tại Biển Đông để bồi đắp và xây dựng các tiền đồn trên đó.
Tin mới
- Thượng Viện Mỹ đề nghị Trump hợp tác với châu Âu về Iran - 17/10/2017 14:45
- Donald Trump cáo buộc Cuba tấn công thính giác các nhà ngoại giao Mỹ - 17/10/2017 14:38
- Tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam sau khi dự APEC - 17/10/2017 14:32
- Chủ trương "Nước Mỹ trên hết" đang đẩy Hoa Kỳ vào tình thế bị cô lập - 16/10/2017 19:18
- Bắc Triều Tiên từ chối đối thoại với Hàn Quốc tại Nga - 16/10/2017 19:10
- Việt Nam: Kiểm duyệt báo chí quốc ngữ trong thời kỳ Pháp thuộc - 16/10/2017 18:57
- Tổng thống Pháp Macron tìm cách trấn an công luận - 16/10/2017 18:18
- Liên Hiệp Châu Âu kiên quyết duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran - 16/10/2017 18:12
- Syria: Thành phần thánh chiến ngoại quốc tại Raqqa phải đầu hàng - 16/10/2017 17:43
- Mỹ-Hàn bắt đầu 5 ngày tập trận bất chấp đe dọa từ Bình Nhưỡng - 16/10/2017 17:15
Các tin khác
- Trung Quốc: Cựu bộ trưởng Tư Pháp bị khai trừ khỏi đảng - 16/10/2017 01:22
- Mỹ thị uy bằng vũ khí tại Hàn Quốc, nhân cuộc tập trận chung - 16/10/2017 01:12
- Syria: Lực lượng do Mỹ yểm trợ mở đợt tấn công tối hậu vào Raqqa - 16/10/2017 00:32
- Bầu cử Quốc Hội Áo: Vai trò then chốt của phe cực hữu bài ngoại - 15/10/2017 18:38
- Bầu cử cấp vùng tại Venezuela: Đối lập lo ngại "gian lận" - 15/10/2017 17:57
- Kyrgyzstan bầu lại tổng thống ở một đất nước bị tham nhũng tác hại - 15/10/2017 17:49
- Bình Nhưỡng gây sự với Úc vào lúc bán đảo Triều Tiên nóng lại - 15/10/2017 17:34
- HỘI NGỘ MÙA THU KỲ VIII - 15/10/2017 02:13
- Malawi: Bạo động vì sợ ma cà rồng, Liên Hiệp Quốc rút nhân viên - 14/10/2017 21:43
- 9 người Việt ở Georgia bị bắt vì trồng cần sa trị giá hơn $7 triệu - 14/10/2017 21:37