Khát vọng tự do đập đổ Tường Berlin
- Thứ Bảy, 09 tháng Mười Một năm 2019 16:58
- Tác Giả: Thanh Hà
Dân Đông Đức đập vỡ Bức Tường Berlin. Ảnh tư liệu ngày 09/11/1989.Reuters
Vào giờ phút này 30 năm trước, trong vỏn vẹn một đêm, 16 triệu dân Đông Đức được quyền đặt chân lên một vùng đất tự do ở bên kia bức tường Berlin.
Bộ mặt của hai miền nước Đức, của Châu Âu và toàn thế giới thay đổi từ giờ phút đó.
Nhìn lại cột mốc lịch sử năm 1989, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từng sống và làm việc tại cả Đông và Tây Đức xưa kia nhấn mạnh :
"Khát vọng của triệu triệu người dân Đông Đức như một cơn lốc thổi lên và không có gì dập tắt nổi".
Còn đối với ông Nguyễn Đình Xuân, một người Việt đang tu nghiệp ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức, đêm mồng 09/11/1989 ông đang có mặt cách thủ đô Berlin khoảng 200 cây số.
Dân cư địa phương và bạn bè rủ ông sang tham quan Tây Berlin hít thở không khí tự do và thậm chí là tìm cách ở lại hẳn trên một quốc gia tư bản.
Nhưng rồi, ông Xuân đã chọn cho mình một hướng đi riêng. Thế hệ các bạn trẻ gốc Việt sinh ra thời hậu bức tường Berlin, như cô Hà Giang, 19 tuổi, chỉ còn biết đến Đông Đức qua sách vở.
Đêm 09/11/1989, trong tiếng hô vang "Không còn Bức Tường – Die Mauer is weg", người thì đi bộ, kẻ đi xe cùng vượt qua đường biên giới.
Lần đầu tiên sau 28 năm bị chia cắt, dân Đông và Tây cùng một thành phố tương phùng khi ông lính biên phong Harald Jager "mở cửa" đồn canh gác.
Bức Tường Berlin bị khai tử.
Cùng một bức tường mà chính quyền Đông Đức gọi là tường thành "chống quân Phát Xít", còn ở bên phía Tây thành phố người ta gọi đấy là "Bức Tường Ô Nhục", là bức rèm sắt giữa một bên là thế giới Xã Hội Chủ Nghĩa và bên kia là các nước Tư Bản.
Sau Thế Chiến Thứ Hai, nước Đức bị chia cắt. Cộng Hòa Liên Bang Đức chính thức được thành lập ngày 23/05/1949, thủ đô đặt tại Bonn.
Chưa đầy nửa năm sau, đến lượt Cộng Hòa Dân Chủ Đức được khai sinh với thủ đô là Đông Berlin.
Cả hai quốc gia này cùng lao vào công việc tái thiết sau chiến tranh.
Berlin đi theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa. Bonn đứng hẳn thế giới phương Tây.
Tây Berlin chơi vơi trong một quốc gia Cộng Sản. Chênh lệch về mức độ phát triển đã đẩy hàng triệu người dân Đông Đức từ bỏ quốc gia Cộng Sản này trong thời gian từ 1949.
Đông Đức lâm vào tình trạng thiếu lao động để tái thiết đất nước.
Trong bối cảnh đó, chính quyền Berlin bí mật có kết hoạch phong tỏa Tây Berlin bằng một bức tường.
Tất cả bắt đầu được thực hiện trong đêm 12 rạng sáng 13/06/1961.
Ban đầu tường được dựng một cách sơ sài với hàng rào kẽm gai, với những gạch đá xi măng … trước khi trở thành bức tường thành kiên cố dài 155 cây số cao 3,5 mét cộng thêm hơn 300 tháp canh gác để phong tỏa toàn bộ khu vực phía Tây thành phố Berlin với phần còn lại của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
Chung quanh chân tường là cả một hệ thống báo động lũy hào để ngăn ngừa mọi âm mưu đào thoát, vượt biên sang thế giới tự do.
Thế nhưng rồi, tất cả đã kết thúc vào một đêm tháng 11/1989 và 11 tháng sau đó Cộng Hòa Dân Chủ Đức bị xóa tên khi nước Đức Thống Nhất.
Trả lời đài RFI Việt Ngữ, nhà báo Lê Mạnh Hùng, người từng sống cả tại Bonn và nhất là tại thủ đô Berlin từ ngày nước Đức thống nhất, trước hết nhắc lại bối cảnh lịch sử những ngày đầu tháng 11/1989 với sự kiện hàng trăm ngàn người ở thủ đô Berlin tập hợp về quảng trưởng Alexanderplatz với một khẩu hiệu "Chúng tôi là nhân dân" để đòi tự do và dân chủ.
Ba thập niên đã trôi qua, nhưng Bức Tường Berlin năm nào vẫn tồn tại trong tâm khảm của người dân Đức.
Cho dù chênh lệch về kinh tế và mức sống của người dân tại hai nước Đông và Tây Đức xưa kia đã được thu hẹp, 57 % người dân Đông Đức cũ vẫn cảm thấy bị bỏ rơi, và số này có xu hướng ủng hộ đảng cực hữu bài ngoại.
Nhà báo Lê Mạnh Hùng-Berlin 09/11/2019
Bức Tường Berlin sụp đổ, dẫn tới việc Cộng Hòa Dân Chủ Đức và khối Xã Hội Chủ Nghĩa cáo chung.
Khi đó có không ít người Việt đang lao động hoặc được đào tạo tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Ông Nguyễn Đình Xuân đang học nghề tại Đông Đức năm 1989 chọn ở lại Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
Với Cô Hà Giang, 19 tuổi, nước Đức thống nhất là cơ hội xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.
Chỉ tiếc một điều là chúng tôi đã gặp được một số nhân chứng từng có mặt tại thủ đô Berlin trước năm 1989 thậm chí đã có người từng sống qua đêm lịch sử đó, nhưng hầu hết đều khéo léo từ chối trả lời khi trông thấy máy ghi âm của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp RFI.
Related news items:
Tin mới
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-11-2019 - 13/11/2019 21:14
- Nông phẩm "bio công nghiệp, giá rẻ" : Sự chệch hướng của nông nghiệp sạch - 13/11/2019 20:52
- Vì sao phản kháng xã hội bùng nổ khắp thế giới những tháng gần đây? - 13/11/2019 20:20
- Thống nhất nước Đức : Đà bật dậy của Đông Berlin - 13/11/2019 19:13
- Hồng Kông: Đại học bãi khóa, giao thông bị ngăn chận - 12/11/2019 16:33
- Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Quốc - 11/11/2019 22:30
- Chân dung người lính Việt Nam trong Thế Chiến I (1914-1918) - 11/11/2019 20:49
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 11-11-2019 - 11/11/2019 17:56
- Cuộc rút quân chưa từng có ở miền đông Ukraina - 10/11/2019 15:07
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 09-11-2019 - 09/11/2019 17:24
Các tin khác
- Đức kỷ niệm trọng thể 30 năm Bức Tường Berlin sụp đổ - 09/11/2019 16:15
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 08-11-2019 - 08/11/2019 18:50
- Vụ tiêu diệt trùm khủng bố Baghdadi cho thấy Mỹ nghi kỵ Thổ Nhĩ Kỳ - 08/11/2019 16:57
- Biển Đông : Bắc Kinh tố ngược Việt Nam là đã xâm lấn vùng biển Trung Quốc - 08/11/2019 16:28
- Thượng Đỉnh Đặc Biệt với Mỹ không hẳn là lô “an ủi” cho ASEAN - 07/11/2019 21:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 07-11-2019 - 07/11/2019 21:07
- Bắc Kinh đòi Hồng Kông mạnh tay chống biểu tình: Nói dễ nhưng làm khó - 07/11/2019 16:44
- Pháp - Trung ra tuyên bố chung kêu gọi bảo vệ Hiệp định Khí hậu - 07/11/2019 00:27
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 06-11-2019 - 06/11/2019 22:39
- Trung Quốc biến nguồn nước thành vũ khí, gây thêm hạn hán ở châu Á - 06/11/2019 19:05