Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ sẵn sàng thảo luận xây dựng lòng tin với Bắc Triều Tiên

Trieu tien My

Đặc sứ Mỹ về hạt nhân Bắc Triều Tiên Stephen Biegun (T) và đồng nhiệm Hàn Quốc Lee Do Hoon tại Seoul, ngày 29/10/2018.
Ahn Young-joon/Pool via REUTERS

Tại Seoul, đặc sứ Mỹ Stephen Biegun tuyên bố vào hôm nay, 21/12/2018, là Hoa Kỳ sẵn sàng mở thảo luận với Bắc Triều Tiên về những biện pháp nhằm thiết lập lòng tin lẫn nhau.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mỹ nỗ lực thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Tại thượng đỉnh Singapore vào tháng 06/2018, hai bên đã đồng ý phi hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Nhưng nội dung của việc phi hạt nhân hóa này còn mơ hồ, dẫn đến các diễn giải khác nhau.

Từ lúc đó, Washington cũng như Bình Nhưỡng đều đối chọi nhau trên vấn đề này và thương lượng để thoát khỏi bế tắc: Cả hai bên tố cáo lẫn nhau là không nghiêm túc và cố tình trì hoãn.

Ông Stephen Biegun khẳng định là Hoa Kỳ « không có ý định giảm nhẹ trừng phạt đơn phương hay trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, nhưng trong bối cảnh có cam kết với Bắc Triều Tiên thì Washington sẵn sàng xem xét một số vấn đề khác có thể tạo sự tin tưởng… ». Nhưng ông không nói rõ đó là gì.
Ông Biegun còn cho biết là Washington sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các tổ chức Mỹ trợ giúp nhân đạo cho Bắc Triều Tiên, qua việc giảm lệnh cấm người Mỹ đến quốc gia này.

Tuyên bố của đặc sứ Biegun được đưa ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào hôm qua hy vọng tổ chức được một cuộc gặp thượng đỉnh khác giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, « không lâu » sau Tết Dương Lịch.

Cũng tại Seoul vào hôm nay, đặc sứ Hàn Quốc về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Lee Do Hoon, cho biết là Hoa Kỳ đồng ý hỗ trợ kế hoạch của Seoul gởi thuốc chống cúm đến Bắc Triều Tiên.

 Ông Lee Do Hoon làm việc trong 4 ngày, kể từ thứ Tư 20/12, với đồng nhiệm Mỹ Biegun, người đến Seoul nhằm phối hợp hành động với Hàn Quốc trên vấn đề Bắc Triều Tiên.

Switch mode views: