Sri Lanka : Tổng thống bất ngờ bổ nhiệm cựu đối thủ làm thủ tướng
- Chúa Nhật, 28 tháng Mười năm 2018 00:32
- Tác Giả: Trọng Thành
Cựu tổng thống Mahinda Rajapakse sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, hôm 26/10/2018, đã tới thăm một đền thờ ở Colombo.
REUTERS/Dinuka Liyanawatte
Hôm qua, 26/10/2018, tổng thống Sri Lanka đã gây bất ngờ khi quyết định bổ nhiệm đối thủ, cựu tổng thống Mahinda Rajapakse vào chức thủ tướng.
Việc ông Rajapakse được chỉ định làm thủ tướng bị phản đối mạnh tại đảo quốc, vì đi ngược lại với Hiến pháp nước này.
Thông tín viên RFI Sébastian Farcis tại khu vực cho biết cụ thể :
« Đây là một sự trao đổi liên minh kỳ lạ. Năm 2015, chính ông Maithripala Sirisena đã đánh bại Mahinda Rajapakse trong cuộc tranh cử tổng thống, với kết quả sít sao. Còn giờ đây, hai bên lại liên minh trong một chính phủ ‘‘chung cư’’ (cohabitation).
Sự thể là, tổng thống Sirisena lâm vào thế yếu. Hồi tháng Hai vừa qua, đảng của ông cùng với đảng của thủ tướng mãn nhiệm Ranil Wickremesinghe chịu một thất bại đau đớn trong cuộc bầu cử địa phương.
Bên cạnh đó, tổng thống Sirisena và thủ tướng Wickremesinghe khi đó liên tục xung đột về nhiều vấn đề cải cách kinh tế cần tiến hành.
Maithripala Sirisena đã cách chức thủ tướng đối với ông Ranil Wickremesinghe vàquyết định mời ông Mahinda Rajapakse làm thủ tướng.
Quyết định nói trên có thể không có giá trị, bởi kể từ năm 2015, tổng thống Sri Lanka không còn có quyền cách chức thủ tướng như trước.
Tuy nhiên, nếu được khẳng định, thì thay đổi này mang tính biểu tượng cao, bởi ông Rajapakse vốn là một nhà dân tộc chủ nghĩa cuồng nhiệt người Sinhala (sắc tộc đa số tại Sri Lanka). Nhân vật này bị cáo buộc đã gây ra cái chết của hàng chục ngàn người Tamil ».
Theo một số nhà quan sát, sau khi cuộc chiến chống lại lực lượng Những Con Hổ Giải Phóng Tamil kết thúc, ông Sirisena đã đắc cử tổng thống vì cho phép hòa giải hai cộng đồng Sinhala và Tamil, và hứa hẹn điều tra các cáo buộc phe cánh Rajapakse tham nhũng.
Mời đọc thêm : Báo Mỹ vạch trần cách Trung Quốc gài bẫy thâu tóm Sri Lanka
Ông Mahinda Rajapakse, tổng thống Sri Lanka trong hai nhiệm kỳ liên tiếp (2005-2015), thường bị lên án là thân Trung Quốc.
Ông Rajapakse bị cáo buộc đã vay mượn nhiều của Trung Quốc để xây dựng hạ tầng cơ sở, trong đó có cảng chiến lược Hambantota ở phía nam đảo quốc.
Tân chính quyền, sau đó, vào năm 2017 đã phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong 99 năm.
Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi tôn trọng Hiến pháp
Thủ tướng bị cách chức gửi thư đến Quốc Hội và yêu cầu triệu tập phiên họp khẩn, và khẳng định ông vẫn còn được sự ủng hộ của đa số, trong lúc tổng thống Sri Lanka tuyên bố đình chỉ mọi cuộc họp của Quốc Hội, gồm 225 thành viên, đến ngày 16/11.
Ngay sau quyết định nói trên của tổng thống Sri Lanka, bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ và đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Sri Lanka, cùng đại sứ Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Anh Quốc…, đã kêu gọi tất cả các bên tại Sri Lanka tôn trọng Hiến pháp và không có các hành động bạo lực.
Tin mới
- Đức : Cử tri lại trừng phạt đại liên minh - 29/10/2018 16:26
- Vụ xả súng vào nhà thờ Do Thái : lễ tưởng niệm nạn nhân diễn ra khắp nước Mỹ - 29/10/2018 16:16
- Việt Nam : Các cựu thành viên IDS lên tiếng về vụ Chu Hảo - 29/10/2018 15:55
- Thành phố Canada "chìm" trong núi tiền khổng lồ từ Trung Quốc - 29/10/2018 01:19
- Khủng hoảng chính trị Sri Lanka: Thủ tướng bị cách chức không rời vị trí - 28/10/2018 20:27
- Thủ tướng Ấn công du Nhật : Abe thân mật đón Modi tại nhà riêng - 28/10/2018 20:19
- Hạt nhân Bắc Triều Tiên : Trưởng đoàn đàm phán Mỹ tham khảo với Seoul. - 28/10/2018 20:12
- Đức : Liên minh cầm quyền Merkel có nguy cơ tan rã, nếu SPD thua nặng tại Hessen - 28/10/2018 19:43
- Syria : Thổ, Nga, Pháp và Đức kêu gọi duy trì ngừng bắn tại Idlib - 28/10/2018 19:18
- Syria : Daech bất ngờ phản công, FDS tổn thất nặng - 28/10/2018 19:10
Các tin khác
- Pháp, Đức, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp bàn về khủng hoảng Syria - 27/10/2018 15:33
- Bỉ chi 1,5 tỉ euro mua 442 xe bọc thép của Pháp - 27/10/2018 15:27
- Thủ tướng Abe : Quan hệ Nhật-Trung đạt bước ngoặt lịch sử - 26/10/2018 19:52
- Giới tuyến Liên Triều : Thỏa thuận dỡ bỏ 22 đồn biên phòng - 26/10/2018 19:35
- Miến Điện : Ba nhà báo tố cáo thống đốc Rangoon được tại ngoại hầu tra - 26/10/2018 19:11
- Di dân : Macron tìm ủng hộ của Slovakia và CH Séc - 26/10/2018 18:33
- Sau vụ Khashoggi, « MBS » lọt vào vòng kim cô của Donald Trump - 26/10/2018 18:25
- Vụ bưu kiện gài chất nổ ở Mỹ : FBI điều tra một bưu điện ở Florida - 26/10/2018 16:32
- Việt Nam : Nhà văn Nguyên Ngọc từ bỏ đảng Cộng Sản - 26/10/2018 16:23
- Yếu tố Mỹ trong quan hệ Nhật - Trung - 25/10/2018 22:40