Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cuba chưa sẵn sàng lật qua trang sử Castro

Cuba-politics-diazcanel

Phó chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel và vợ đi bỏ phiếu bầu Quốc Hội ở Santa Clara, ngày 11/03/2018.
REUTERS/Alejandro Ernesto/Pool/File Photo

Sau 48 năm cầm quyền với bàn tay sắt của Fidel Castro, và 12 năm với chính sách đổi mới dè dặt của Raul Castro, Cuba bước vào một thời kỳ mới : giai đoạn chuyển giao quyền lực giữa gia đình Castro và một thế hệ sinh sau cách mạng 1959.

Tuy nhiên, người dân Cuba được cảnh báo : thay đổi thế hệ lãnh đạo không có nghĩa là sang trang lịch sử.

Trừ trường hợp bất ngờ, đương kim phó chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel sẽ được nghị viện « đảng cử dân bầu » hồi tháng Ba đưa lên thay thế Raul Castro.
 Lần đầu tiên từ năm 1959, chủ tịch nước Cuba sẽ không phải là người trong gia tộc Castro.

Tiến trình chuyển giao quyền lực được chuẩn bị và tiến hành trong bối cảnh phức tạp : Cuba tiếp tục phải nhập khẩu 80% nhu cầu lương thực, cấm vận của Hoa Kỳ chưa được giải tỏa, theo lệnh của Donald Trump, trong khi bản thân đồng minh Venezuela, nguồn viện trợ năng lượng cho Cuba bị khủng hoảng chính trị và cạn kiệt tài chính.

Theo AFP, nhiệm vụ của chính phủ mới rất nặng nề, một phần cũng vì chính sách đổi mới, được gọi là « cập nhật hóa kinh tế » chỉ mới thực hiện được 20%, sau 5 năm thi hành, theo lời than phiền của chủ tịch mãn nhiệm.

Chế độ Castro không Castro

Ngoại trưởng Cuba, Bruno Rodriguez, gần đây, cảnh báo : Sẽ có một phần đổi mới nhưng cũng có một phần tiếp nối bởi vì Raul Castro sẽ tiếp tục « đồng hành với người kế nhiệm » trong vai trò lãnh đạo đảng Cộng Sản Cuba.
Bỏ ghế chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước nhưng Raul Castro, ở tuổi 86, tiếp tục làm tổng bí thư Đảng cho đến kỳ Đại hội tới vào năm 2021.

 Chuyên gia chính trị Cuba Esteban Morales phỏng đoán : Raul sẽ tập trung vào vấn đề ý thức hệ với sức lực còn lại, để cho Miguel Diaz Canel nhiệm vụ nặng nề và khó khăn phải cần có người bên đảng cầm quyền chống lưng.

Theo AFP từ La Habana, chuyện chuyển tiếp được người dân đảo quốc chú ý bàn luận.
 Tuy nhiên, dù thuộc xu hướng ủng hộ hay chống chế độ Castro, không ai chờ đợi có thay đổi sâu rộng trong một tiến trình chính trị mà người dân chỉ có quyền đứng nhìn.
Cuộc bầu cử Quốc Hội vào tháng Ba vừa qua cũng thế.
 Tuy là các dân biểu mới có nhiệm vụ bầu chủ tịch nước mới, nhưng 605 ứng cử viên « tranh » 605 ghế, đều do đảng đề cử, thì còn có ý nghĩa gì ?

Một thanh niên 24 tuổi thất nghiệp, thế hệ tương lai của Cuba, nói với AFP : « Họ đổi chính phủ nhưng không có gì thay đổi, luôn luôn có một Castro cho dù tên khác ».
Một người hồi hưu đồng quan điểm : « Họ nói Raul nhường chỗ cho một người trẻ, nhưng ông ta vẫn ngồi đấy, như Fidel ».

Bản thân chính quyền Cuba cũng không xem sự kiện chuyển tiếp thế hệ lãnh đạo là một sự kiện quan trọng, một cuộc « cách mạng trong một cuộc cách mạng »:
Không thông báo chương trình làm việc của nghị viện mới, không lễ nghi trọng thể.
Giấy phép tác nghiệp cấp cho phóng viên quốc tế bị hạn chế trong bốn ngày.


Switch mode views: