Trung Quốc cấm công dân du lịch Nam Cực chạm vào chim cánh cụt
- Thứ Hai, 19 tháng Hai năm 2018 00:19
- Tác Giả: Thu Hằng
Chim cánh cụt, loài vật cần được bảo vệ ở Nam Cực. Ảnh của Greepeace chụp tại Nam Cực ngày 25/01/2018.
Christian Åslund / Greenpeace Anh / AFP
Nam Cực hiện trở thành điểm du lịch được ưa chuộng.
Nếu như năm 1980, chỉ có khoảng 2.000 du khách tò mò đặt chân đến cực nam, thì hiện có khoảng 45.000 du khách đến địa điểm này hàng năm, trong đó khoảng 12% là du khách người Hoa.
Trang Mashable (14/02/2018) cho biết chính phủ Trung Quốc đã phải đưa ra nhiều biện pháp nghiêm ngặt để hoạt động du lịch ở Nam Cực không phá hủy hệ thống sinh thái của lục địa trắng.
« Không được xua đuổi, không được vứt rác, không được chạm và cho chim cánh cụt ăn ».
Đây là một trong những quy định mà du khách Trung Quốc phải tuân thủ khi du lịch Nam Cực.
Được chính phủ áp dụng từ ngày 08/02/2018, các biện pháp này nhằm mục đích cứu hệ động-thực vật của lục địa trắng, hiện đang bị đe dọa do số du khách hàng năm tăng đáng kể, theo giải thích của South China Morning Post.
Để tham quan các trung tâm nghiên cứu, băng hà và quan sát các chú chim cánh cụt, du khách Trung Quốc thưởng phải chi khoảng 100.000 NDT (13.000 euro).
Tháng 09/2017, ông Tần Vĩ Gia (Qin Weijia), giám đốc Cơ quan nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực, thừa nhận Trung Quốc là một trong bốn nước ký Hiệp ước châu Nam Cực (cùng với Ấn Độ, Ba Lan và Ecuador) chưa có quy định liên quan đến thái độ của khách du lịch trên lục địa trắng.
Nếu không tuân thủ các quy định, du khách vi phạm sẽ bị cấm đến Nam Cực trong vòng 3 năm. Đội ngũ thanh tra có mặt tại chỗ giám sát việc áp dụng quy định này.
Tỉ lệ chim cánh cụt chết tăng gần 60%
Dù đã có quy định, nhưng tình trạng môi trường ở Nam Cực vẫn bị ngành du lịch đe dọa, một ví dụ được The Independent nêu lên là những con tầu chở khách gây ô nhiễm.
Các chuyến bay thương mại đến lục địa này cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trên quy mô lớn.
Trung Quốc bắt đầu tổ chức tour từ tháng 12/2017, khởi hành từ Hồng Kông.
Một vấn đề nhức nhối khác chính là bệnh tật do con người mang lại. Trang New Scientist thống kê là các loại vi khuẩn như Salmonella, E.coli, virus West Nile… từng lan tràn ở cực Nam. Một số vi khuẩn đã khiến tỉ lệ chim cánh cụt chết tăng thêm 60% chỉ trong năm 2008.
Tin mới
- Đồng bằng Cửu Long: Áp lực di cư do biến đổi khí hậu - 19/02/2018 19:49
- Bộ tứ Mỹ, Úc, Nhật, Ấn nghĩ đến một "con đường tơ lụa" khác - 19/02/2018 19:37
- Hội nghị an ninh Munich thảo luận về tình hình Syria - 19/02/2018 19:24
- Nạn nhân Do Thái thời Đức Quốc Xã : Ba Lan và Israel lại căng thẳng - 19/02/2018 19:16
- Pháp : Cải tổ ngành đường sắt, hồ sơ cực kỳ nhạy cảm - 19/02/2018 19:09
- Anh Quốc: Nạn sách nhiễu tình dục cũng khuấy động giải điện ảnh BAFTA - 19/02/2018 19:03
- Thảm sát ở Florida : Học sinh Mỹ kêu gọi biểu tình trên toàn quốc - 19/02/2018 18:56
- Philippines và Trung Quốc thảo luận về thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông - 19/02/2018 18:28
- Biển Đông: CSIS nghi Bắc Kinh xây trung tâm do thám trên bãi Đá Chữ Thập - 19/02/2018 01:19
- Hội nghị An ninh Munich: Nga gay gắt bác bỏ cáo buộc can thiệp vào Mỹ - 19/02/2018 00:52
Các tin khác
- Bắc Triều Tiên âm thầm kỷ niệm sinh nhật Kim Jong Il - 18/02/2018 01:50
- NATO khó chịu vì các dự án phòng thủ chung của Liên Âu - 18/02/2018 01:37
- Pháp: Tổng thống Macron muốn đa dạng hóa đối tác tại châu Á - 18/02/2018 01:27
- Syria: Quân Đội Thổ Nhĩ Kỳ bị tình nghi dùng khí độc tại Afrin - 17/02/2018 17:20
- Mỹ dự tính tăng mạnh thuế nhập khẩu nhôm thép, Trung Quốc phản đối - 17/02/2018 17:13
- Mỹ - Hàn sẽ tiếp tục tập trận bất chấp quan hệ Liên Triều cải thiện - 17/02/2018 16:56
- Mỹ: Khoảng 700.000 "Dreamers" lại có nguy cơ bị trục xuất - 17/02/2018 16:48
- Đến lượt Mỹ tố cáo Nga tung mã độc tấn công phương Tây năm 2017 - 17/02/2018 02:29
- Manila sẽ đặt tên cho các thực thể dưới đáy biển ở vùng Benham Rise - 17/02/2018 01:03
- Đức tổ chức Hội nghị An ninh Munich 2018 - 17/02/2018 00:28