Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cảnh báo 'đáng lo' về tương lai thời tiết châu Âu

Khi hau nang nong

Các đợt nắng nóng sẽ gây nhiều tử vong nhất nếu các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu không được thực hiện, nghiên cứu cho biết.

Khí hậu khắc nghiệt có thể làm 152.000 người tử vong ở Châu Âu hàng năm vào cuối năm 2100 nếu không có hành động giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học cho biết.
Con số này cao hơn con số hiện nay tới 50 lần, tạp chí Sức khỏe Hành tinh Lancet viết.

Những đợt nắng nóng có thể dẫn tới 99% số người tử vong, với vùng miền Nam Âu bị ảnh hưởng mạnh nhất, tạp chí này viết thêm.

Các chuyên gia nói kết quả nghiên cứu là đáng lo ngại, nhưng một số người cảnh báo con số dự đoán có thể bị phóng đại.

G20: không xóa được khoảng cách về biến đổi khí hậu

Nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu Ủy ban Châu Âu cho biết, nếu các nước không hành động để giảm khí thải nhà kính và cải thiện chính sách nhằm giảm tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thì:

Số người tử vong do thời tiết khắc nghiệt có thể tăng từ 3000/năm như từ năm 1981 đến 2010 lên tới 152.000/năm trong khoảng năm 2071 đến 2100.
Hai phần ba số người ở châu Âu sẽ bị ảnh hưởng của thiên tai đến năm 2100, so với tỷ lệ 1/20 ở đầu thế kỷ này.
Sẽ có thêm nhiều người chết vì bờ biển ngập, từ 6 người/năm vào đầu thế kỷ lên 233 người/năm vào cuối thế kỷ.

nuoc song can
Mực nước sông thấp ở Sông Po gần Pavia, miền Bắc Italy

Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của bảy loại thiên tai có liên quan đến thời tiết nguy hiểm nhất - các đợt nắng nóng, đợt lạnh, cháy rừng, hạn hán, ngập sông và biển, và bão gió - tại 28 nước EU cũng như Thụy Sỹ, Na Uy và Iceland.

Hôm thứ Sáu 4/8, Mỹ gửi thông báo bằng văn bản đầu tiên tới Liên Hợp Quốc về việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris 2015.

Hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump bị quốc tế chỉ trích khi ông thông báo quyết định này. Ông Trump nói Mỹ tham gia thỏa thuận Paris có thể làm mất hàng triệu việc làm ở Mỹ.

Theo thỏa thuận Paris, gần 200 quốc gia cam kết giữ mức nóng lên của trái đất "dưới hẳn" 2 độ C và "nỗ lực giới hạn" mức tăng nhiệt độ xuống chỉ 1.5 độ C.

lut loi

Ngập lụt gần làng Deggendorf, vùng Bavarian, nam nước Đức năm 2013.

'Con người có thể thích nghi'

Các chuyên gia từ Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, cảnh báo kết quả của nghiên cứu "có thể phóng đại."

"Chúng ta biết loài người luôn thích nghi và trở nên ít bị ảnh hưởng của điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn trước vì những tiến bộ công nghệ y tế, máy điều hòa không khí, và cách nhiệt trong nhà ở," các chuyên gia này viết trong một bài bình luận được đăng trên cùng một tạp chí.

Switch mode views: